Artwork

المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.
Player FM - تطبيق بودكاست
انتقل إلى وضع عدم الاتصال باستخدام تطبيق Player FM !

Donald Trump trở lại Nhà Trắng khơi dậy lo ngại làn sóng kỳ thị người Mỹ gốc Á tại Mỹ

9:24
 
مشاركة
 

Manage episode 462500153 series 1455070
المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), lập trường cũng như những chính sách chống Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm dấy lên làn sóng kỳ thị người Trung Quốc và người châu Á nói chung. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu ngày 20/01/2025, Donald Trump vẫn tiếp tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, khiến cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ lo ngại trước nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc.

Làn sóng kỳ thị người châu Á một phần được khơi mào bởi Donald Trump từ đại dịch Covid-19, khi tỷ phú Hoa Kỳ sử dụng từ « Kung flu », đánh đồng người Trung Quốc với dịch bệch như một câu bông đùa, giễu cợt, đổ lỗi cho Trung Quốc.

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tại Mỹ, người gốc Á bị tấn công vô cớ, bị quấy rối, thậm chí là bị hành hung chỉ vì ngoại hình của họ. Theo số liệu từ Cục Điều Tra Liên Hoa Kỳ FBI, các hành vi phạm pháp, thù hận, có thành kiến, chống lại người châu Á vào năm 2018 là khoảng 148 vụ. Con số này tăng lên 746 vào năm 2021. Báo cáo của Ủy ban vì Quyền Công dân Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng nhiều vụ không được báo cáo.

Trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích gay gắt Trung Quốc. Bên cạnh những đe dọa về việc tăng thuế quan và những hạn chế thương mại với Trung Quốc, trong các phát biểu của mình, Donald Trump tiếp tục sử dụng những từ ngữ mang tính khiêu khích, như « Virus Trung Quốc », nhắc lại những hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19. Cách dùng từ này trước đó đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tâm lý bài ngoại, và kích động thù hận với người Trung Quốc và gốc Á.

Donald Trump cũng đe dọa trục xuất hàng loạt dân nhập cư bất hợp pháp.

Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, có hơn 24 triệu người Mỹ gốc Á, trong đó 4, 7 triệu là người Mỹ gốc hoa. Nhóm người châu Á không giấy tờ cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, do số vượt biên kỷ lục. Tờ Washington Post cho biết vào năm 2024, hơn 55 000 người Trung Quốc đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua ngả Mêhicô.

Ngoài ra, cũng phải kể đến một chính sách được duy trì từ nhiệm kỳ đầu của Donald Trump là « Sáng kiến Trung Quốc » - một chương trình của bộ Tư Pháp nhằm ngăn ngừa gián điệp và bảo vệ tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Theo giới chuyên gia, một tác động phụ của « sáng kiến » này là tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Hoa, hay những người gốc Á.

Hơn nữa, Hoa Kỳ đã ban hành 16 luật ngăn cấm công dân Trung Quốc mua hoặc sở hữu bất động sản, đất đai ở một số bang như Ohio, Nebraska. Một số thủ tục tố tụng hình sự đã được thực hiện tại Florida, ví dụ, án 5 năm tù đối người Trung Quốc muốn mua nhà và 5 năm tù với người bán.

***

RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giáo sư Russell Jeung, chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại đại học San Francisco, Hoa Kỳ.

Ông đánh giá như thế nào về nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc người Mỹ gốc Á ?

Mọi người có thể thấy rằng những phát ngôn của Donald Trump kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc. Ông ấy sử dụng giọng điệu bỡn cợt, với lập trường chống nhập cư và nhất là thái độ chống Trung Quốc, biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ.

Donald Trump đánh đồng chính phủ Trung Quốc với người Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Điều này khiến cho mọi người cũng bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ này. Hơn nữa, nhiều người không thể phân biệt người Trung Quốc với những người châu Á khác. Khi Trump đưa ra khái niệm rằng Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ, là một mối đe doạ, thì cũng khiến nhiều người coi cư dân gốc Á ở Hoa Kỳ là một de dọa… Khi Trump có thể công khai đưa ra những phát ngôn kỳ thị như vậy, thì khiến mọi người nghĩ rằng kỳ thị người gốc Á là một điều bình thường.

Do vậy, tôi rất lo ngại rằng nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump sẽ khơi dậy lại làn sóng kỳ thị, căm ghét người châu Á. Một trong dữ liệu đáng lo ngại nhất là vào năm 2020, khoảng một phần tư người dân Hoa Kỳ muốn giảm nhập cư, nhưng con số này lên đến một nửa vào năm 2024. Người Mỹ bắt đầu coi nhập cư trở thành vấn đề cần giải quyết hàng đầu, trong khi đó chỉ là một nỗi sợ được thêu dệt, và không thực sự là một vấn đề lớn, ví dụ như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế hay chiến tranh.

Khi diễn biến chính trị ở Hoa Kỳ được toàn thế giới chú ý, lập trường của Donald Trump, chống Trung Quốc cũng có thể bị lan tỏa khắp thế giới ?

Tôi đã viết nhiều bài và làm việc với mọi người từ khắp nơi trên thế giới về chủ đề này. Sự kỳ thị căm ghét người châu Á, không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ, mà những bình luận của tổng thống Donald Trump, ví dụ sử dụng từ « virus Trung Quốc », “Kung flu”, đã tạo ra làn sóng kỳ thị người châu Á không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nước khác, ở Úc, Anh, Canada hay ở Pháp.

Những làn sóng thù ghét người châu Á xuất hiện ở mọi nơi. Mọi người đổ lỗi cho người Trung Quốc, và nếu ai đó trông giống người Trung Quốc, nếu là người Việt Nam hoặc Hàn Quốc, thì cũng sẽ bị tấn công.

Phương tiện truyền thông xã hội loan truyền thông tin nhanh chóng. Do đó, cần phải quan tâm đến vấn đề này không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn cả tác động toàn cầu. Ví dụ, sự gia tăng đó có thể dẫn đến sự phân cực hơn, chia rẽ hơn và có thể là nhiều chiến tranh và xung đột hơn. Và đó là điều đáng sợ.

Làn sóng kỳ thị, thù hận người gốc Á tạo ra những hậu quả thế nào đối với những nạn nhân ?

Từ những báo cáo và nghiên cứu chỉ ra rằng những người Mỹ gốc Á đã phải trải qua tình trạng kỳ thị, bị xúc phạm, quấy rối vì chủng tộc của mình, hoặc chứng kiến tận mắt, hoặc qua mạng, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý. Họ dễ trở nên trầm cảm, lo lắng. Những người lớn tuổi thì tránh ra ngoài, người trẻ tuổi thì lo sợ. Rõ ràng là tình trạng phân biệt chủng tộc đã tác động mạnh đến sức khoẻ tinh thần

Theo một số báo cáo, một nửa người Mỹ gốc Á cảm thấy không an toàn khi ra ngoài chỉ vì chủng tộc của họ. Sự kỳ thị người gốc Á đã trở nên bình thường hoá sau đại dịch Covid -19. Số vụ phân biệt chủng tộc vẫn cao như vậy mà không giảm đi và tình trạng kỳ thị không hề lắng xuống. Có thể tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn luôn như vậy, hoặc có lẽ kể từ khi đại dịch xảy ra, hành động phân biệt chủng tộc kỳ thị người châu Á trở nên bình thường hóa.

Điều này có tác động đến những người lao động quốc tế gốc Á di cư đến Mỹ như thế nào ?

Tôi nghĩ rằng những lao động quốc tế gốc Á cần phải rất thận trọng vì họ có thể bị trục xuất dễ dàng hơn. Loại visa H1B cho người lao động trình độ cao sẽ bị giảm đi, và Donald Trump có khả năng muốn giảm số người lao động nhập cư vào Hoa Kỳ. Nếu họ chưa có được quốc tịch Mỹ thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, bị đe doạ bị trục xuất, gia đình ly tán.

Tôi cho rằng mức độ lo lắng sợ hãi hiện nay khá cao trong cộng đồng và họ sẽ cố gắng tránh các tiếp xúc với chính phủ. Phải kể đến một chính sách khác, đối với những người không phải công dân. Khi bị bệnh và đến các trung tâm y tế công, chính quyền Trump đã đưa ra đề xuất là nếu sử dụng các dịch vụ của chính phủ và được hưởng lợi từ đó thì sẽ không thể trở thành công dân Hoa Kỳ. Do đó mọi người phải lựa chọn, một là đi điều trị, hai là trở thành công dân Hoa Kỳ, và một số người lo sợ rằng nếu đi khám bác sĩ thì có khả năng sẽ không được ở lại Hoa Kỳ. Chính sách này ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.

Trước tình trạng nhiều cuộc tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á từ đại dịch Covid-19, hồi 2021, chính phủ của tổng thống Joe Biden đã ban hành luật chống bạo lực kỳ thị chủng tộc, nhằm đẩy nhanh việc xem xét các hồ sơ về bạo lực phân biệt chủng tộc, đặc biệt cho phép giải ngân để cấp kinh phí cho việc lập các đường dây nóng khẩn cấp, kể cả cho những người không nói được tiếng Anh. Liệu những luật như vậy có thể cải thiện tình hình ?

Tăng cường luật thực ra là điều gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á. Nếu muốn có thêm luật, thì sẽ dẫn đến việc bắt giữ thêm nhiều người da màu hay bỏ tù họ, điều này được chứng minh là không hiệu quả vì ảnh hưởng đến người da màu.

Rất nhiều người trong cộng đồng, ngay cả tôi cũng không ủng hộ ra thêm luật. Chúng tôi muốn các chính sách chống lại phân biệt chủng tộc, gia tăng giáo dục tại trường học, dạy cho mọi người về những trải nghiệm của người gốc Á, về sự đa dạng sắc tộc ở Hoa Kỳ. Chúng tôi mong muốn có thêm những bảo vệ dân sự. Nếu ai đó bị quấy rối trong một cửa hàng thì cả người tấn công và cửa hàng đó phải chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ là có cách khác để giảm những hành động căm ghét, kỳ thị người gốc Á xảy ra. Nếu ai đó có hành động phân biệt chủng tộc, chúng tôi muốn ngăn ngừa, thay vì giải quyết sau đó.

Chiến thắng của Donald Trump trong đợt bầu cử vào năm 2024, chỉ ra rằng 40 % người gốc Á và 46 % người La Tinh bầu cho vị tỷ phú Hoa Kỳ. Con số này tăng hơn rất nhiều so với cuộc bầu cử hồi 2016 và 2020, bất chấp những phát ngôn gây kích động, phân biệt chủng tộc của Trump từ nhiều năm qua. Ông có lý giải nào cho hiện tượng này hay không ?

Có thể thấy là một số bộ phận người Mỹ gốc Á bị thu hút bởi Donald Trump, có thể là vì lý do kinh tế, và bị định hướng bởi các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin gây lo sợ trước tình hình nhập cư. Có rất nhiều người nhập cư một cách hợp pháp, và họ nghĩ rằng họ tốt hơn những người đến một cách bất hợp pháp. Điều này tạo ra một sự khác biệt, và họ cảm thấy họ giống với người Mỹ hơn là những người nhập cư bất hợp pháp. Họ cũng cảm thấy tốt hơn.

Tôi nghĩ điều này xuất phát từ mong muốn được công nhận ở Hoa Kỳ, họ bị thuyết phục bởi khẩu hiệu « Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại ». Họ nghĩ rằng : « Ồ tôi cũng là người Mỹ, hãy để nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách đóng cửa với những ai không phải người Mỹ, những người xấu ». Tôi thấy lối suy nghĩ này thật đáng buồn, vì chẳng khác nào muốn nói rằng để trở thành người Mỹ thì phải coi thường những người không phải người Mỹ. Donald Trump sử dụng chiến thuật chia rẽ để chinh phục, để nói rằng bạn là người tốt, và những người khác là người xấu. Với sự chia rẽ, lo sợ như vậy, mọi người muốn ở phe những người tốt hơn là phe còn lại.


Xin cảm ơn ông Russell Jeung, giáo sư tại đại học San Francisco. Ông cũng là đồng sáng lập của tổ chức Stop AAPI Hate, được thành lập vào năm 2020 nhằm đối phó với nạn kỳ thị phân biệt chủng tộc người gốc Á và hỗ trợ các nạn nhân.

  continue reading

46 حلقات

Artwork
iconمشاركة
 
Manage episode 462500153 series 1455070
المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), lập trường cũng như những chính sách chống Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm dấy lên làn sóng kỳ thị người Trung Quốc và người châu Á nói chung. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu ngày 20/01/2025, Donald Trump vẫn tiếp tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, khiến cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ lo ngại trước nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc.

Làn sóng kỳ thị người châu Á một phần được khơi mào bởi Donald Trump từ đại dịch Covid-19, khi tỷ phú Hoa Kỳ sử dụng từ « Kung flu », đánh đồng người Trung Quốc với dịch bệch như một câu bông đùa, giễu cợt, đổ lỗi cho Trung Quốc.

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tại Mỹ, người gốc Á bị tấn công vô cớ, bị quấy rối, thậm chí là bị hành hung chỉ vì ngoại hình của họ. Theo số liệu từ Cục Điều Tra Liên Hoa Kỳ FBI, các hành vi phạm pháp, thù hận, có thành kiến, chống lại người châu Á vào năm 2018 là khoảng 148 vụ. Con số này tăng lên 746 vào năm 2021. Báo cáo của Ủy ban vì Quyền Công dân Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng nhiều vụ không được báo cáo.

Trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích gay gắt Trung Quốc. Bên cạnh những đe dọa về việc tăng thuế quan và những hạn chế thương mại với Trung Quốc, trong các phát biểu của mình, Donald Trump tiếp tục sử dụng những từ ngữ mang tính khiêu khích, như « Virus Trung Quốc », nhắc lại những hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19. Cách dùng từ này trước đó đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tâm lý bài ngoại, và kích động thù hận với người Trung Quốc và gốc Á.

Donald Trump cũng đe dọa trục xuất hàng loạt dân nhập cư bất hợp pháp.

Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, có hơn 24 triệu người Mỹ gốc Á, trong đó 4, 7 triệu là người Mỹ gốc hoa. Nhóm người châu Á không giấy tờ cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, do số vượt biên kỷ lục. Tờ Washington Post cho biết vào năm 2024, hơn 55 000 người Trung Quốc đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua ngả Mêhicô.

Ngoài ra, cũng phải kể đến một chính sách được duy trì từ nhiệm kỳ đầu của Donald Trump là « Sáng kiến Trung Quốc » - một chương trình của bộ Tư Pháp nhằm ngăn ngừa gián điệp và bảo vệ tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Theo giới chuyên gia, một tác động phụ của « sáng kiến » này là tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Hoa, hay những người gốc Á.

Hơn nữa, Hoa Kỳ đã ban hành 16 luật ngăn cấm công dân Trung Quốc mua hoặc sở hữu bất động sản, đất đai ở một số bang như Ohio, Nebraska. Một số thủ tục tố tụng hình sự đã được thực hiện tại Florida, ví dụ, án 5 năm tù đối người Trung Quốc muốn mua nhà và 5 năm tù với người bán.

***

RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giáo sư Russell Jeung, chuyên gia nghiên cứu về châu Á tại đại học San Francisco, Hoa Kỳ.

Ông đánh giá như thế nào về nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc người Mỹ gốc Á ?

Mọi người có thể thấy rằng những phát ngôn của Donald Trump kích động bạo lực và phân biệt chủng tộc. Ông ấy sử dụng giọng điệu bỡn cợt, với lập trường chống nhập cư và nhất là thái độ chống Trung Quốc, biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ.

Donald Trump đánh đồng chính phủ Trung Quốc với người Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Điều này khiến cho mọi người cũng bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ này. Hơn nữa, nhiều người không thể phân biệt người Trung Quốc với những người châu Á khác. Khi Trump đưa ra khái niệm rằng Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ, là một mối đe doạ, thì cũng khiến nhiều người coi cư dân gốc Á ở Hoa Kỳ là một de dọa… Khi Trump có thể công khai đưa ra những phát ngôn kỳ thị như vậy, thì khiến mọi người nghĩ rằng kỳ thị người gốc Á là một điều bình thường.

Do vậy, tôi rất lo ngại rằng nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump sẽ khơi dậy lại làn sóng kỳ thị, căm ghét người châu Á. Một trong dữ liệu đáng lo ngại nhất là vào năm 2020, khoảng một phần tư người dân Hoa Kỳ muốn giảm nhập cư, nhưng con số này lên đến một nửa vào năm 2024. Người Mỹ bắt đầu coi nhập cư trở thành vấn đề cần giải quyết hàng đầu, trong khi đó chỉ là một nỗi sợ được thêu dệt, và không thực sự là một vấn đề lớn, ví dụ như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế hay chiến tranh.

Khi diễn biến chính trị ở Hoa Kỳ được toàn thế giới chú ý, lập trường của Donald Trump, chống Trung Quốc cũng có thể bị lan tỏa khắp thế giới ?

Tôi đã viết nhiều bài và làm việc với mọi người từ khắp nơi trên thế giới về chủ đề này. Sự kỳ thị căm ghét người châu Á, không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ, mà những bình luận của tổng thống Donald Trump, ví dụ sử dụng từ « virus Trung Quốc », “Kung flu”, đã tạo ra làn sóng kỳ thị người châu Á không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nước khác, ở Úc, Anh, Canada hay ở Pháp.

Những làn sóng thù ghét người châu Á xuất hiện ở mọi nơi. Mọi người đổ lỗi cho người Trung Quốc, và nếu ai đó trông giống người Trung Quốc, nếu là người Việt Nam hoặc Hàn Quốc, thì cũng sẽ bị tấn công.

Phương tiện truyền thông xã hội loan truyền thông tin nhanh chóng. Do đó, cần phải quan tâm đến vấn đề này không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn cả tác động toàn cầu. Ví dụ, sự gia tăng đó có thể dẫn đến sự phân cực hơn, chia rẽ hơn và có thể là nhiều chiến tranh và xung đột hơn. Và đó là điều đáng sợ.

Làn sóng kỳ thị, thù hận người gốc Á tạo ra những hậu quả thế nào đối với những nạn nhân ?

Từ những báo cáo và nghiên cứu chỉ ra rằng những người Mỹ gốc Á đã phải trải qua tình trạng kỳ thị, bị xúc phạm, quấy rối vì chủng tộc của mình, hoặc chứng kiến tận mắt, hoặc qua mạng, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý. Họ dễ trở nên trầm cảm, lo lắng. Những người lớn tuổi thì tránh ra ngoài, người trẻ tuổi thì lo sợ. Rõ ràng là tình trạng phân biệt chủng tộc đã tác động mạnh đến sức khoẻ tinh thần

Theo một số báo cáo, một nửa người Mỹ gốc Á cảm thấy không an toàn khi ra ngoài chỉ vì chủng tộc của họ. Sự kỳ thị người gốc Á đã trở nên bình thường hoá sau đại dịch Covid -19. Số vụ phân biệt chủng tộc vẫn cao như vậy mà không giảm đi và tình trạng kỳ thị không hề lắng xuống. Có thể tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn luôn như vậy, hoặc có lẽ kể từ khi đại dịch xảy ra, hành động phân biệt chủng tộc kỳ thị người châu Á trở nên bình thường hóa.

Điều này có tác động đến những người lao động quốc tế gốc Á di cư đến Mỹ như thế nào ?

Tôi nghĩ rằng những lao động quốc tế gốc Á cần phải rất thận trọng vì họ có thể bị trục xuất dễ dàng hơn. Loại visa H1B cho người lao động trình độ cao sẽ bị giảm đi, và Donald Trump có khả năng muốn giảm số người lao động nhập cư vào Hoa Kỳ. Nếu họ chưa có được quốc tịch Mỹ thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, bị đe doạ bị trục xuất, gia đình ly tán.

Tôi cho rằng mức độ lo lắng sợ hãi hiện nay khá cao trong cộng đồng và họ sẽ cố gắng tránh các tiếp xúc với chính phủ. Phải kể đến một chính sách khác, đối với những người không phải công dân. Khi bị bệnh và đến các trung tâm y tế công, chính quyền Trump đã đưa ra đề xuất là nếu sử dụng các dịch vụ của chính phủ và được hưởng lợi từ đó thì sẽ không thể trở thành công dân Hoa Kỳ. Do đó mọi người phải lựa chọn, một là đi điều trị, hai là trở thành công dân Hoa Kỳ, và một số người lo sợ rằng nếu đi khám bác sĩ thì có khả năng sẽ không được ở lại Hoa Kỳ. Chính sách này ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.

Trước tình trạng nhiều cuộc tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á từ đại dịch Covid-19, hồi 2021, chính phủ của tổng thống Joe Biden đã ban hành luật chống bạo lực kỳ thị chủng tộc, nhằm đẩy nhanh việc xem xét các hồ sơ về bạo lực phân biệt chủng tộc, đặc biệt cho phép giải ngân để cấp kinh phí cho việc lập các đường dây nóng khẩn cấp, kể cả cho những người không nói được tiếng Anh. Liệu những luật như vậy có thể cải thiện tình hình ?

Tăng cường luật thực ra là điều gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á. Nếu muốn có thêm luật, thì sẽ dẫn đến việc bắt giữ thêm nhiều người da màu hay bỏ tù họ, điều này được chứng minh là không hiệu quả vì ảnh hưởng đến người da màu.

Rất nhiều người trong cộng đồng, ngay cả tôi cũng không ủng hộ ra thêm luật. Chúng tôi muốn các chính sách chống lại phân biệt chủng tộc, gia tăng giáo dục tại trường học, dạy cho mọi người về những trải nghiệm của người gốc Á, về sự đa dạng sắc tộc ở Hoa Kỳ. Chúng tôi mong muốn có thêm những bảo vệ dân sự. Nếu ai đó bị quấy rối trong một cửa hàng thì cả người tấn công và cửa hàng đó phải chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ là có cách khác để giảm những hành động căm ghét, kỳ thị người gốc Á xảy ra. Nếu ai đó có hành động phân biệt chủng tộc, chúng tôi muốn ngăn ngừa, thay vì giải quyết sau đó.

Chiến thắng của Donald Trump trong đợt bầu cử vào năm 2024, chỉ ra rằng 40 % người gốc Á và 46 % người La Tinh bầu cho vị tỷ phú Hoa Kỳ. Con số này tăng hơn rất nhiều so với cuộc bầu cử hồi 2016 và 2020, bất chấp những phát ngôn gây kích động, phân biệt chủng tộc của Trump từ nhiều năm qua. Ông có lý giải nào cho hiện tượng này hay không ?

Có thể thấy là một số bộ phận người Mỹ gốc Á bị thu hút bởi Donald Trump, có thể là vì lý do kinh tế, và bị định hướng bởi các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin gây lo sợ trước tình hình nhập cư. Có rất nhiều người nhập cư một cách hợp pháp, và họ nghĩ rằng họ tốt hơn những người đến một cách bất hợp pháp. Điều này tạo ra một sự khác biệt, và họ cảm thấy họ giống với người Mỹ hơn là những người nhập cư bất hợp pháp. Họ cũng cảm thấy tốt hơn.

Tôi nghĩ điều này xuất phát từ mong muốn được công nhận ở Hoa Kỳ, họ bị thuyết phục bởi khẩu hiệu « Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại ». Họ nghĩ rằng : « Ồ tôi cũng là người Mỹ, hãy để nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách đóng cửa với những ai không phải người Mỹ, những người xấu ». Tôi thấy lối suy nghĩ này thật đáng buồn, vì chẳng khác nào muốn nói rằng để trở thành người Mỹ thì phải coi thường những người không phải người Mỹ. Donald Trump sử dụng chiến thuật chia rẽ để chinh phục, để nói rằng bạn là người tốt, và những người khác là người xấu. Với sự chia rẽ, lo sợ như vậy, mọi người muốn ở phe những người tốt hơn là phe còn lại.


Xin cảm ơn ông Russell Jeung, giáo sư tại đại học San Francisco. Ông cũng là đồng sáng lập của tổ chức Stop AAPI Hate, được thành lập vào năm 2020 nhằm đối phó với nạn kỳ thị phân biệt chủng tộc người gốc Á và hỗ trợ các nạn nhân.

  continue reading

46 حلقات

كل الحلقات

×
 
Loading …

مرحبًا بك في مشغل أف ام!

يقوم برنامج مشغل أف أم بمسح الويب للحصول على بودكاست عالية الجودة لتستمتع بها الآن. إنه أفضل تطبيق بودكاست ويعمل على أجهزة اندرويد والأيفون والويب. قم بالتسجيل لمزامنة الاشتراكات عبر الأجهزة.

 

دليل مرجعي سريع

استمع إلى هذا العرض أثناء الاستكشاف
تشغيل