Player FM - Internet Radio Done Right
11,485 subscribers
Checked 5d ago
تمت الإضافة منذ قبل nine عام
المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.
Player FM - تطبيق بودكاست
انتقل إلى وضع عدم الاتصال باستخدام تطبيق Player FM !
انتقل إلى وضع عدم الاتصال باستخدام تطبيق Player FM !
المدونة الصوتية تستحق الاستماع
برعاية
A
Action Academy | Replace The Job You Hate With A Life You Love


1 How To Replace A $100,000+ Salary Within 6 MONTHS Through Buying A Small Business w/ Alex Kamenca & Carley Mitus 57:50
57:50
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب57:50
Alex (@alex_kamenca) and Carley (@carleymitus) are both members of our Action Academy Community that purchased TWO small businesses last thursday! Want To Quit Your Job In The Next 6-18 Months Through Buying Commercial Real Estate & Small Businesses? 👔🏝️ Schedule A Free 15 Minute Coaching Call With Our Team Here To Get "Unstuck" Want to know which investment strategy is best for you? Take our Free Asset-Selection Quiz Check Out Our Bestselling Book : From Passive To Passionate : How To Quit Your Job - Grow Your Wealth - And Turn Your Passions Into Profits Want A Free $100k+ Side Hustle Guide ? Follow Me As I Travel & Build: IG @brianluebben ActionAcademy.com…
Tạp chí đặc biệt
وسم كل الحلقات كغير/(كـ)مشغلة
Manage series 130294
المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.
Phân tích những hồ sơ lớn, nóng bỏng.
158 حلقات
وسم كل الحلقات كغير/(كـ)مشغلة
Manage series 130294
المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.
Phân tích những hồ sơ lớn, nóng bỏng.
158 حلقات
Tất cả các tập
×T
Tạp chí đặc biệt


1 Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đem lại làn gió mới từ tân thế giới 9:39
9:39
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب9:39
Chiều tối ngày 13/03/2013, trong làn mưa nhẹ và không khí se lạnh của mùa đông Roma, đoàn người đông đảo trên quảng trường Thánh Phê-rô vỗ tay vui mừng khi thấy làn khói trắng tỏa ra từ ống khói của nhà nguyện Sistine. “Habemus papam” lời thông báo chính thức của vị hồng y tổng phó tế và vị hồng y niên trưởng đã giới thiệu với toàn thế giới vị giáo hoàng mới trên ban công của Đền Thánh Phê-rô. Đức hồng y Jorge Mario Bergoglio, tổng giám mục thủ đô Buenos Aires, Achentina, sẽ là tân giáo hoàng Phanxicô kế nhiệm đức Bênêđíctô XVI, người đã từ nhiệm một tháng trước. Vị giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ đã thực sự đem lại làn gió mới cho giáo hội công giáo. Người đến từ Tân Thế Giới Jorge Mario Bergoglio sinh ra tại thủ đô Argentina vào ngày 17 tháng 12 năm 1936, trong một gia đình di dân gốc Piemonte. Cha ngài là một nhân viên đường sắt và mẹ làm nội trợ. Ngài có 5 anh chị em. Sau khi tốt nghiệp kỹ thuật viên hoá học, ngài gia nhập Dòng Tên ngày 11 tháng 3 năm 1958. Ngài đã hoàn thành chương trình văn chương ở Chile và lấy bằng thạc sĩ triết học ở Achentina. Sau hai năm làm giáo sư văn chương và tâm lý học ở Buenos Aires, ngài tiếp tục học và lấy bằng thạc sĩ thần học năm 1970. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm Tổng giám mục giáo phận Buenos Aires vào ngày 28 tháng 2 năm 1998. Và Đức Gioan Phaolô II đã tấn phong ngài làm hồng y ba năm sau. Với tư cách là Tổng giám mục của Buenos Aires - một giáo phận có hơn ba triệu dân - ngài đã tạo nêm cộng đồng cởi mở và huynh đệ; sự tham gia tích cực và có ý thức của người giáo dân; truyền giáo tới toàn thể cư dân thành phố; hỗ trợ người nghèo và người bệnh. Ngài là khuôn mặt uy tín của giáo hội ở Mỹ La tinh trước khi được bầu làm giáo hoàng thứ 266. Với nửa lá phổi Năm 1957, khi là chủng sinh, ngài ngã bệnh và đã bị cắt bỏ thùy trên phổi phải. Sau khi lành bệnh, ngài đã gia nhập Dòng Tên vì bị thu hút bởi ơn gọi truyền giáo và kỷ luật của Dòng Tên trong thời gian dưỡng bệnh. Khi bắt đầu làm giáo hoàng, ngài đã ví giáo hội như một bệnh viện dã chiến nơi chiến trường với biết bao nhiêu là vấn đề nảy sinh. Và những người mục tử của giáo hội phải mang lấy mùi chiên của những con chiên trong đàn chiên mà người ấy đang chăm sóc. Đó là phong cách của papa callejero , giáo hoàng của đường phố, như ngài vẫn giữ khi còn ở Buenos Aires. Đi đến vùng ngoại biên (phéripherie) Trong ngôn ngữ ngày nay, vùng ngoại biên (phéripherie) gợi lên những nơi bị quên lãng bởi chính quyền, nơi của sự nghèo đói và tệ nạn, nơi chất chứa những mối nguy hiểm. Đó không chỉ là sự tận cùng của một vùng địa lý mà còn là nơi không được chú ý. Nhưng đây lại là nơi chú ý và khuyến khích của Đức Phanxicô. Những chuyến viếng thăm mục vụ của ngài đã đưa ngài đến những vùng đất “xa xôi”, nơi mà số lượng tín hữu ki-tô chỉ là thiểu số, như Mông Cổ, Indonesia, Papua Tân Guine, hay các nước Ả Rập vùng Vịnh. Đó chính là những nơi ngài gặp gỡ với các tôn giáo khác trong sự đối thọai trong tình huynh đệ. Đối thoại với sự thuần khiết và khẩn cấp của một không gian sống chung của cả nhân loại cần phải gìn giữ và bảo vệ. Đó chính là những gì ngài đã viết trong hai thông điệp Fratelli tutti và Laudato sì. Vùng ngoại biên đó còn là lằn ranh giới giữa con người và máy móc (AI). Đứng trước sự phát triển mau chóng của công nghệ mới, của sự thay thế con người bằng trí thông minh nhân tạo khiến thế giới đánh mất phương hướng, thì Giáo hội phải là người bạn đồng hành của tất cả những người thiện chí đang tìm kiếm ý nghĩa trong thế giới phức tạp hiện đại của chúng ta. Cải cách sâu rộng giáo triều (curia) Cải tổ giáo triều (curia romana) là yêu cầu cấp thiết của công nghị hồng y trong cuộc bầu giáo hoàng. Đó là việc tiếp tục những gì mà dưới thời đức Bênêđictô đang thực hiện. Và Đức Phanxicô xem đó như là một trong những nhiệm vụ chính trong nhiệm kỳ của ngài. Tông hiến Praedicate evangelium (19/03/2022) là kết quả của một quá trình dài và một trong những mục tiêu chính của triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô là cải cách Giáo triều Rôma. “ Những thay đổi về cấu trúc, những điều mới được quyết định bởi bối cảnh hiện tại, những quy trình đã được tiến hành trong nhiều năm và cuối cùng đã hoàn thành ”, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã nói về Tông hiến cải tổ Giáo triều Rôma. Đức Hồng Y cho biết, “ Praedicate evangelium ra đời từ những đúc kết kinh nghiệm và điều chỉnh trong những năm qua, thực hiện những bước đi mới, để “ hoàn thiện bức tranh tổng thể ,” theo ba tiêu chí: “ sự hiệp thông của các thể chế Giáo hội, sự hợp tác trong các tương quan giữa các văn phòng, và việc điều chỉnh thái độ của mỗi cá nhân .” Mặt khác, các Hội đồng Kinh tế, Ban Thư ký Kinh tế, Văn phòng Kiểm toán. Các cơ quan này hiện “ đang phục vụ cho sứ mạng ”; thật vậy, chúng không phải là “ nhiệm vụ cốt lõi ” của Giáo triều Roma, nhưng “nhằm giúp đỡ để phục vụ sứ mạng vốn đã được thực hiện bởi nhiều bộ và ban, trong đó “ điểm tham chiếu không thay đổi ” chính là dựa vào Học thuyết Xã hội của Giáo Hội và “ bổn phận rao giảng Tin Mừng .” Vai trò của phụ nữ và giáo dân Trong triều đại của Đức giáo hoàng Phanxicô, phụ nữ và người giáo dân được tham gia nhiều hơn vào việc quản trị của giáo triều. Họ không những được chỉ định giữ các chức vụ lãnh đạo ở cấp bộ mà còn trực tiếp tham gia trong việc đưa ra các quyết định của Giáo hội. Ngày 06/01/2025, nữ tu Simona Brambilla 60 tuổi được bổ nhiệm làm Tổng trưởng của Bộ các Tu hội Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ. Nữ tu Raffaella Petrini sẽ làm Chủ tịch Phủ Thống đốc Vatican từ 1/3/2025. Hay trước đó, Ông Paolo Ruffini làm Tổng trưởng Bộ Truyền thông. Đó là những ví dụ minh hoạ cho sự thay đổi trong giáo triều Roma. Những người giáo dân nam nữ và nữ tu không chỉ phục vụ với vai trò giúp việc cho các giáo sĩ nhưng nay họ tham gia một cách trực tiếp và chủ động trong các nhiệm vụ trong giáo hội. Minh hoạ rõ nhất đó là thượng hội đồng về “Hiệp hành” kéo dài từ năm 2021 và kết thúc vào tháng 10/2024. Mà các ý kiến được thu thập từ mọi thành phần trong giáo hội. Và hai cuộc họp toàn thể vào tháng 10/2023 và 10/2024 chứng minh sự đồng hành của mọi thành phần trong giáo hội, khi các thành viên tham dự được chia đều thành từng bàn chứ không xếp theo phẩm trật như vốn thường xảy ra trong các thượng hội đồng trước. Có thể đây là bước tiếp theo để tiếp tục nghiên cứu và suy tư về việc truyền chức cho phụ nữ và những người đã có gia đình. Trước những bê bối trong Giáo hội Nhưng những vụ việc ấu dâm và lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ bị phanh phui ở khắp nơi trở thành một vết nhơ trong Giáo hội Công giáo. Đức Phanxicô đã có biện pháp triệt để bằng Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis lux mundi - Các con là ánh sáng thế gian công bố 9/5/2019. Và phiên bản cập nhật của Tông thư này được ban hành ngày 25/3/2023 và có hiệu lực từ ngày 30/4/2023. Cũng như, sửa đổi cuốn VI của Bộ Giáo Luật. Theo đó, định nghĩa lại khái niệm tội phạm và những vấn đề liên quan. Mà bất cứ một giáo sĩ nào vi phạm việc này lập tức đã là tội phạm chứ không cần đến quá trình xét xử. Cũng như, những nạn nhân không chỉ là những trẻ em hay trẻ vị thành niên mà bất cứ những ai dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người khuyết tật. Bản văn cũng xác định vai trò và trách nhiệm của những người có trách nhiệm trong việc giải quyết những vụ việc này. Và cũng xác định việc hợp tác với chính quyền dân sự trong những vụ việc này. Vấn đề giáo lý Tháng 12/2023, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, giới thiệu Tuyên bố Fiducia supplicans về ý nghĩa của các sự chúc lành. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ hàng giám mục của các nước Châu Phi, Hoa Kỳ và các thành phần bảo thủ trong Giáo hội. Vì tuyên bố này gây hiểu lầm nghiêm trọng trong việc chúc lành cho các cặp đôi đồng tính, một cách nào đó là Giáo hội công nhận những cặp đôi này. Và Đức Phanxicô đã phải lên tiếng giải trình trong buổi tiếp các thành viên của bộ giáo lý đức tin ngày 26/1/2024. Trong đó, ngài nhấn mạnh việc giáo hội luôn đồng hành với hết mọi người không loại trừ bất cứ ai và việc chúc lành không phải là bí tích nhưng kéo người ta lại gần với Chúa hơn. Vấn đề hôn nhân đồng tính và ly dị tái hôn trong giáo hội vẫn còn là vấn đề lớn. Tuy tại một số quốc gia điều này đã trở nên bình thường và được luật hoá. Là một người của mục vụ, Đức Phanxicô đã đối diện với vấn đề này bằng Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Amoris laetitia - Niềm vui Yêu thương . Trình bày những giải pháp trước những thách đố của các vấn đề hôn nhân bằng tình yêu thương trong sự phân định của Thánh Thần nơi gia đình hơn là luật pháp với những phép tính toán học. Kết Đức giáo hoàng Phanxicô bắt đầu triều đại của ngài khi tuổi đã cao giống như đức Gioan XXIII. Một vị giáo hoàng “chuyển tiếp” Gioan XXIII đã đem lại bầu khí mới aggiornamento của Công đồng Vatican II cho Giáo hội. Có lẽ Đức Phanxicô với nửa lá phổi của mình đã thổi vào Giáo hội một bầu khí trong lành – Buenos Aires để Giáo hội đi cùng và đi với thế giới của những con người của ngày hôm nay.…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Mỹ - Âu họp tại Paris: Nỗ lực vì hòa bình cho Ukraina có bước tiến lớn hay chỉ là ảo ảnh ? 9:54
9:54
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب9:54
Lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump lên cầm quyền, ba bên Mỹ, Ukraina và các nước châu Âu họp lại để tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh tại Ukraina. Cuộc gặp mở ra cơ hội đạt giải pháp hòa bình, nhưng khác biệt giữa lập trường hai bên tham chiến, Nga và Ukraina, còn rất lớn. Nỗ lực vì hòa bình cho Ukraina có một bước tiến lớn hay chỉ là ảo ảnh ? Theo đặc sứ Mỹ Steve Witkoff, sau cuộc gặp tổng thống Nga Vladimir Putin, « 5 vùng lãnh thổ » của Ukraina mà Matxcơva đang kiểm soát sẽ phải là một nội dung chủ yếu trong thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Ukraina. Nhân nhượng lãnh thổ là điều mà cho đến nay chính quyền Kiev không chấp nhận. Cuộc họp lần thứ 17 của nhóm Ramstein, gồm 50 nước hỗ trợ quân sự Ukraina, cam kết huy động 21 tỉ euro để tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraina nói chung, và để hỗ trợ quốc gia này trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga nói riêng. Ủy Ban Châu Âu khuyến cáo các quốc gia thành viên và các nước ứng cử vào Liên Âu không tham gia Ngày kỉ niệm chiến thắng phát xít 09/05 tại Matxcơva. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết về quan hệ giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn Châu Âu (Council of Europe / Conseil de l’Europe), lên án cuộc xâm lược của Nga chống Ukraina. Việt Nam bỏ phiếu thuận. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này. Mỹ - Âu – Ukraina lần đầu tiên họp : Mỹ vừa tung ra « thỏa thuận khung », vừa đe đổ vỡ Ngay từ khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chủ trương thúc đẩy đối thoại trực tiếp giữa Washington và Matxcơva, để một mặt nhanh chóng bình thường hóa quan hệ song phương, và mặt khác, tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh Nga – Ukraina. Trong suốt thời gian vừa qua, châu Âu bị gạt ra một bên. Hôm 17/04, lần đầu tiên các giới chức cao cấp Mỹ, gồm ngoại trưởng Marco Rubio và đặc sứ của tổng thống Steve Witkoff, có cuộc họp với các lãnh đạo Pháp, Anh, Đức cùng Ukraina tại Paris. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh một cuộc thảo luận « tích cực và mang tính xây dựng », với sự tham gia của châu Âu, và vấn đề bảo đảm an ninh cho Ukraina đã được phía Mỹ đề cập tới, theo phủ tổng thống Pháp . Một cuộc thảo luận với cùng thành phần tham dự dự kiến sẽ diễn ra tại Luân Đôn tuần tới. Đọc thêm : Ngày càng mất kiên nhẫn, tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ bỏ mặc hòa đàm Nga-Ukraina Về phía Mỹ, trả lời báo giới tại sân bay Bourget, ngoại ô Paris, trước khi lên đường về nước, ngoại trưởng Rubio một mặt cho biết một thỏa thuận khung về hòa bình đã được « đón nhận tích cực » tại Paris trong cuộc họp vừa qua, nhưng mặt khác cũng cảnh báo là nếu đàm phán dậm chân tại chỗ, Mỹ sớm ra quyết định rút khỏi hòa đàm để tập trung cho « nhiều ưu tiên quan trọng hơn ». Ngay sau cuộc họp tại Paris, ngoại trưởng Rubio điện đàm với người đồng cấp Nga Serguei Lavrov để « truyền đạt cùng một thông điệp mà phía Mỹ đã chuyển đến phái đoàn Ukrain a và các đồng minh châu Âu tại Paris », theo bộ Ngoại Giao Mỹ. Chiến thuật câu giờ và đổ lỗi của Nga: Putin tránh để Trump mất mặt Sau cuộc điện đàm Rubio – Lavrov , Matxcơva lập tức phản hồi. Báo cáo của bộ Ngoại Giao Nga về cuộc điện đàm nhấn mạnh đến thiện chí của Nga, cùng với Mỹ, tìm giải pháp hòa bình. Matxcơva tìm cách kéo dài thời gian đàm phán, và đổ lỗi thất bại cho Ukraina và châu Âu trong trường hợp đàm phán bế tắc. Thông tín viên Anissa el-Jabri từ Matxcơva giải thích : « B áo cáo của b ộ Ngoại G iao Nga tối qua về cuộc điện đàm giữa hai người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, Mỹ , Sergei Lavrov và Marco Rubio, liên quan đến cuộc họp tại Paris , nêu rõ : ‘‘Các tiếp xúc này diễn ra trong khuôn khổ các tham vấn giữa Washington và Matxcơva , bao gồm cả cuộc gặp gần đây giữa t ổng thống Nga Vladimir Putin và đặc sứ Mỹ Steve Whitkoff." Cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống Nga và đặc sứ Mỹ vẫn luôn là điều có lợi cho đ iện Kremlin. Chính vì vậy, p hát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov đã phản ứng thận trọng trước các bình luận của ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio : ‘‘Vấn đề này cần phải được hỏi lại với Washington. Chúng tôi tin rằng đã có thể thấy một số tiến bộ . Tiến bộ này có liên quan đến lệnh ngừng bắn đối với các cơ sở hạ tầng năng lượng của đôi bên mà Nga đã tuân thủ. Liên bang Nga đã tham gia vào lệnh ngừng bắn này , còn phía Ukrain a thì không. Đã c ó một số tiến triển, nhưng vẫn còn nhiều cuộc thảo luận khó khăn phía trước. ’’ M a txcơva đang kéo dài thời gian trong các đàm phán từ lâu nay với kịch bản: làm nản lòng người Mỹ , khiến Washington rút khỏi các đàm phán , và hệ quả tiếp theo là giảm hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukrain a . Với Matxcơva, đ iều này sẽ mở ra những cơ hội mới cho Nga trên chiến trường . N hưng để làm được điều đó , Nga phải thận trọng để không bao giờ được làm Donald Trump tức g iận , và cũng làm sao để đổ toàn bộ trách nhiệm của t hất bại cho Ukrain a, và cho châu Âu , đặc biệt là Pháp. » Đọc thêm : Triển vọng đàm phán Nga - Mỹ về Ukraina: Chiến lược đòi hỏi tối đa của Putin Ép nhượng « 5 vùng lãnh thổ »: Kiev lên án đặc sứ Mỹ là quân bài của Nga Chính quyền Trump tỏ ra là bên sốt sắng vì hòa bình cho Ukraina. Tuy nhiên, nhìn từ Kiev, đặc sứ của tổng thống Mỹ Steve Witkoff tỏ rõ lập trường thiên vị Matxcơva. Ngay trước cuộc họp đầu tiên giữa Mỹ, châu Âu và Ukraina tại Paris hôm 17/04, từ Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky đã cáo buộc đặc sứ của tổng thống Donald Trump về chiến tranh Ukraina, Steve Witkoff, đang « làm theo chiến lược của Nga » . Trở về sau cuộc gặp Putin tại Saint Petersbourg, đặc sứ Steve Witkoff, trong cuộc trả lời đài Mỹ Fox News hôm 14/04 , cho biết : « Đây là cuộc họp thứ ba của tôi với ông ấy. Cuộc họp kéo dài gần 5 giờ. Tham dự cuộc họp, có hai cố vấn quan trọng, là Ushakov, cố vấn ngoại giao của tổng thống Nga, và Kirill Dmitriyev, đặc phái viên kinh tế của ông Putin. Đó là một cuộc họp nhiều ý nghĩa : Cuối cùng chúng tôi đã thực sự hiểu yêu cầu của Putin, là có được hòa bình lâu dài ở đây, vượt ra ngoài lệnh ngừng bắn. Chúng tôi đã có câu trả lời cho điều đó. Ý tôi là thỏa thuận hòa bình này liên quan đến cái gọi là « 5 vùng lãnh thổ » của Ukraina, hiện Nga đang kiểm soát, nhưng ngoài ra, còn nhiều điều khác. Có các thể thức bảo đảm an ninh, có điều 5 của NATO. Ý tôi là có rất nhiều chi tiết kèm theo. Đây là một tình huống phức tạp do một số vấn đề thực sự giữa hai nước, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể đang ở trước ngưỡng cửa của thay đổi lớn. Thay đổi này sẽ rất, rất quan trọng đối với thế giới nói chung. Trên hết, tôi tin rằng quan hệ Nga – Mỹ có khả năng tái lập thông qua một số cơ hội thương mại rất hấp dẫn mà tôi nghĩ cũng mang lại sự ổn định thực sự cho khu vực. Quan hệ đối tác tạo ra sự ổn định. » Châu Âu: Vừa tăng hỗ trợ quân sự Ukraina, vừa cố giữ chân Mỹ Kể từ khi ông Trump lên cầm quyền, các nước châu Âu không đặt nhiều hy vọng vào nước Mỹ. Nỗ lực vượt bậc để huy động các hỗ trợ quân sự cho Ukraina là mục tiêu hàng đầu của châu Âu hiện nay. Ngày 11/04 vừa qua, nhóm Ramstein, gồm 50 nước hỗ trợ quân sự cho Ukraina họp tại Bruxelles , thông báo cam kết mới, đóng góp 21 tỉ euro vì Ukraina. Đứng đầu là Đức với 11 tỉ, Anh hơn 5 tỉ euro. Đọc thêm : Châu Âu cố khẳng định vai trò đối trọng với Nga-Mỹ giải quyết cuộc chiến ở Ukraina Tăng cường nội lực của châu Âu, nhưng các nước châu Âu đồng thời cố gắng duy trì quan hệ với Washington. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius, đồng chủ trì hội nghị cùng người đồng cấp Anh, tại trụ sở Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO ở Bruxelles, đã hoan nghênh việc người đồng cấp Mỹ tham gia hội nghị qua hình thức trực tuyến, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về khả năng ông Pete Hegseth vắng mặt trong cuộc họp đặc biệt quan trọng với Ukraina này : « Tôi rất vui khi nói rằng chúng ta có bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Hegseth giúp bảo vệ chủ quyền của các bạn, người dân của các bạn và để răn đe. Công việc của chúng tôi, với tư cách bộ trưởng quốc phòng, là phải hành động khẩn trương, càng sớm càng tốt. Các viện trợ quân sự hiện nay sẽ giúp các bạn bảo đảm hòa bình. Nhìn lại hồi tháng 2, đây là một thời điểm để các ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta nỗ lực vượt bậc, và thực tế họ đang hành động như vậy. Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục sát cánh cùng các bạn trong cuộc chiến này. Với các viện trợ cho Ukraina, các lực lượng vũ trang Ukraina sẽ là lực lượng răn đe mạnh nhất để bảo vệ đất nước. Hôm nay, chúng tôi sẽ cam kết đóng góp thêm hàng tỷ euro . » Đọc thêm : Không có Hoa Kỳ liệu châu Âu có thể đối đầu quân sự với Nga ? Xác xuất 70% « có hòa bình » cho Ukraina theo Goldman Sachs: Hòa bình theo kịch bản Putin ? Ít ngày trước cuộc họp đầu tiên ba bên Mỹ, Ukraina và châu Âu, theo Reuters, hôm 07/04, Ngân hàng Hoa Kỳ Goldman Sachs, một biểu tượng của thị trường tài chính Wall Street, dựa trên việc phân tích giá cả trái phiếu, suy ra là trong hiện tại, thị trường tin xác suất 70% đạt được « thỏa thuận hòa bình » cho Ukraina, theo thông báo của Goldman Sachs gửi khách hàng. Tỉ lệ tăng mạnh so với trước khi Trump đắc cử (chưa đến 50%), tuy có thấp hơn chút ít so với tháng 2/2025 (với 76%). Hành xử của chính quyền Donald Trump trong việc tìm giải pháp chấm dứt xung đột Nga – Ukraina tuy nhiên đang nhận được những đánh giá rất khác biệt, thậm chí trái ngược. Trong lúc một số người coi nghệ thuật đàm phán của một doanh nhân của tổng thống Trump, có khả năng giúp các bên có lợi ích khác biệt, đối kháng, có thể đi đến một thỏa hiệp, thì tại châu Âu và Ukraina, rất nhiều người hoài nghi về thiện chí và khả năng thực sự của tổng thống Mỹ trong việc thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình với Putin. Đọc thêm - Ukraina – Nga: Chiến tranh tiếp tục, ‘‘xung đột đóng băng’’ hay đàm phán hòa bình ? Theo nhiều nhà quan sát, tổng thống Nga đã không hề nhân nhượng Trump điều gì căn bản : Putin dường như không từ bỏ các tham vọng tối đa, trong đó có việc tước đi cả quyền của Ukraina xây dựng một quân đội hùng mạnh để đủ sức tự vệ. Ukraina khó lòng chấp nhận một « nền hòa bình » với dao kề cổ. Nền « hòa bình » cho Ukraina theo Goldman Sachs cụ thể sẽ ra sao? Hòa bình theo kịch bản của Putin hay Trump buộc phải bó tay chấp nhận thất bại trong những ngày tới ? Liệu có cơ hội cho một nền hòa bình khác ? Thành viên và ứng viên vào EU không dự lễ mừng thắng phát xít do Nga tổ chức: Bruxelles khuyến cáo Trong tuần qua, một diễn biến đáng chú ý khác là việc Liên Hiệp Châu Âu quyết định tẩy chay lễ kỉ niệm mừng chiến thắng phát xít Đức, mà Nga dự kiến tổ chức lớn tại Matxcơva ngày 09/05 tới, với lãnh đạo hơn 20 nước tham dự. Ủy Ban Châu Âu khuyến cáo các nước thành viên và các ứng cử viên vào Liên Âu không tham dự. Theo ngoại trưởng Latvia Baiba Braže, được trang web Pravda Europe của Ukraina trích dẫn, cảnh báo được đưa ra trong một bữa tối làm việc với đại diện các nước vùng Tây Balkan, với giải thích « v ì điều này không phù hợp với các giá trị của Liên Âu ». Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Kaja Kallas cảnh báo : Liên Âu sẽ « không coi nhẹ » hành động tham dự lễ kỷ niệm ở Matxcơva. Mặc dù không có lệnh trừng phạt nào được công bố rõ đối với những người không tôn trọng khuyến cáo này, nhưng thông điệp đưa ra rất rõ: việc tham dự cuộc diễu hành có thể được coi là « khoảnh khắc làm rõ thái độ chính trị ». Theo ông Jonathan Vseviov, quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Estonia, được Financial Times trích dẫn, « chúng tôi đang chờ xem ai ủng hộ, ai chống lại chúng tôi ». Tuy nhiên, quốc gia Tây Balkan Serbia thông báo sẽ cử đại diện tham gia. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã xác nhận cá nhân ông sẽ có mặt tại buổi lễ, và thậm chí đã quyết định cử một đơn vị quân đội tham gia duyệt binh, theo điện Kremlin. Trong số các nước Liên Âu, chỉ có Slovakia tham dự (trái ngược với hầu hết các lãnh đạo châu Âu, thủ tướng Slovakia Robert Fico chưa hề đến Kiev kể từ đầu cuộc xâm lăng của Nga). Cảnh báo của lãnh đạo ngoại giao Liên Âu không thuyết phục được Armenia, quốc gia đang ứng cử vào Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng Nikol Pachinian nhấn mạnh : việc tham gia kỉ niệm lễ chiến thắng phát xít ở Matxcơva không hề mâu thuẫn với lý tưởng hướng về Liên Âu của Armenia. Armenia, vốn có quan hệ phụ thuộc mật thiết vào Nga, bỏ phiếu trắng trong hầu hết của nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lược, trừ nghị quyết trong tuần qua (xem phần dưới). Cùng ngày 09/05, Bruxelles cùng chính quyền Ukraina tổ chức trọng thể Ngày sinh nhật của Cộng đồng châu Âu tại thủ đô Kiev. Ngày Châu Âu (Journée de l’Europe / Europe Day) vì Hòa bình và đoàn kết được tổ chức hàng năm để kỷ niệm Tuyên bố Schuman, tên của ngoại trưởng Pháp Robert Schuman (dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng Than Thép châu Âu, gồm 6 nước Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan Luxembourg), thường được coi là thời điểm khai sinh ra Liên Hiệp Châu Âu sau này. Nghị quyết lên án Nga xâm lược: Việt Nam và các nước ASEAN bỏ phiếu thuận Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 16/04 vừa qua bỏ phiếu thông qua một nghị quyết về « Hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu » (mang tên A/79/L.75), có nội dung lên án Nga xâm lược Ukraina. Nghị quyết được 105 phiếu thuận. Mỹ bỏ phiếu chống cùng Nga và 7 nước khác trong đó có Bắc Triều Tiên và Belarus. Điểm đặc biệt đáng chú ý là Việt Nam và toàn bộ các nước ASEAN bỏ phiếu thuận. Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Việc Việt Nam và toàn bộ các nước ASEAN lần đầu tiên bỏ phiếu thuận về nội dung lên án Nga xâm lược là một sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh số lượng nước ủng hộ nghị quyết lên án Nga xâm lược có xu hướng sụt giảm mạnh kể từ khi Trump trở lại nắm quyền (nghị quyết lên án Nga xâm lược hồi tháng 2/2025 chỉ được 93 nước thông qua, so với hơn 140 phiếu trong các nghị quyết trước). Hội đồng Toàn châu Âu, thành lập năm 1949, bao gồm 46 quốc gia thành viên (không kể Nga, bị khai trừ từ khi xâm lược Ukraina), gồm 27 thành viên Liên Âu, và nhiều quốc gia ngoài châu Âu, có tổng dân số khoảng 700 triệu. Đây là lần thứ hai nghị quyết về hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu được thông qua kể từ khi Nga xâm lược Ukraina. Trong cuộc bỏ phiếu lần trước, đầu năm 2023, chỉ có hai nước ASEAN ủng hộ nội dung lên án Nga xâm lược (Singapore và Philippines). « Cơ chế đa phương quốc tế », linh hồn của Liên Hiệp Quốc : Ai bảo vệ, ai ngăn cản ? Trong nghị quyết nói trên, Đại Hội Đồng ghi nhận « những thách thức chưa từng có mà châu Âu đang phải đối mặt do cuộc xâm lược của Liên bang Nga chống Ukrain a , và trước đó là chống G ruzia, việc Liên bang Nga không còn là thành viên của Hội đồng Toàn châu Âu đòi hỏi Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn châu Âu phải tăng cường hợp tác , đặc biệt là nhằm khôi phục nhanh chóng hòa bình , và duy trì hòa bình và an ninh dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của mọi quốc gia … ». Đại Hội Đồng cũng lưu ý « Hội đồng Toàn châu Âu đang đóng góp vào công việc của một nhóm chuyên trách có trách nhiệm thành lập một T òa án đặc biệt xét xử tội ác xâm lược chống lại Ukrain a và sẵn sàng xem xét khả năng cung cấp chuyên môn và hỗ trợ kỹ thuật giúp cho việc thành lập và … hoạt động của T òa án đặc biệt này ». Hội đồng Toàn Châu Âu cho phép « tăng cường cơ chế đa phương quốc tế, thúc đẩy bảo vệ quyền con người và các quyền tự do căn bản », « chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền », đóng góp nhiều cho « việc duy trì một châu Âu ổn định và hòa bình », theo Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Đọc thêm - Nửa thế kỷ ''Hiệp định Helsinki'': Chiến tranh Ukraina xóa sổ "Kiến trúc an ninh châu Âu" Trong bối cảnh các chế độ độc đoán trỗi dậy khắp nơi, Hội đồng Toàn châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu nổi lên như ốc đảo của hòa bình và hợp tác. Trong bối cảnh cơ chế « đa phương quốc tế », vốn được coi là « linh hồn » của Liên Hiệp Quốc (« Beating Heart », chữ dùng của tổng thư ký LHQ Antonio Guterres) nền tảng của hợp tác toàn cầu và « hệ thống an ninh thế giới », đang bị đe dọa nghiêm trọng, việc ủng hộ hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Toàn Châu Âu có thể coi là chất thử cho thiện chí của các nước. Việc toàn thể khối ASEAN ủng hộ nghị quyết nói trên của Liên Hiệp Quốc trong lúc Trung Quốc – quốc gia vừa lớn tiếng khẳng định là trụ cột của hệ thống quốc tế, với Liên Hiệp Quốc là nòng cốt - bỏ phiếu trắng nói lên điều gì ?…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Tái triển khai lực lượng quân sự tại kênh đào Panama: Mặt trận mới của Mỹ chống Trung Quốc 10:34
10:34
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب10:34
Tập trung vào cuộc chiến thuế quan, liên tục tăng thuế nhắm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump vẫn không quên gây áp lực đối với chính quyền nước Panama, đòi thâu tóm kênh đào Panama mà Mỹ đã xây năm 1914 và chuyển giao cho Panama quyền quản lý từ năm 1999. Lý do chính quyền Mỹ đưa ra là kênh đào Panama đang đứng trước mối nguy bị Trung Quốc kiểm soát. Không phải vô cớ mà chỉ khoảng 2 tháng sau khi ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio công du Panama, tuần qua đến lượt bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth sang thăm quốc gia nơi có kênh đào Panama nối từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương. Theo AFP, Mỹ và Trung Quốc là hai nước chính sử dụng kênh đào Panama, tuyến đường chiếm 5% thương mại hàng hải của cả thế giới. Riêng đối với Mỹ, 40% lượng contener được chuyên chở qua kênh đào Panama. Đến thăm Panama, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio kêu gọi chính quyền nước này giảm sự hiện diện của Trung Quốc tại Panama. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth thì có những phát biểu cứng rắn hơn, khẳng định chính quyền Donald Trump sẽ không để Trung Quốc kiểm soát kênh đào Panama, thậm chí nhắc đến việc Mỹ có « lực lượng chiến đấu hùng mạnh nhất » như để răn đe Bắc Kinh không được thâu tóm kênh đào Panama : « Hoa Kỳ sẽ không cho phép chế độ Cộng Sản Trung Quốc, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, đe dọa hoạt động hoặc tính toàn vẹn của kênh đào. Nhiều công ty có trụ sở tại Trung Quốc vẫn đang kiểm soát cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng Kênh đào. Điều này mang lại cho Trung Quốc khả năng tiến hành các hoạt động giám sát thông qua kênh đào Panama. Điều này khiến Panama và Hoa Kỳ kém an toàn hơn, ít thịnh vượng hơn và bớt chủ quyền hơn. Và như tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh, tình trạng này là không thể chấp nhận được. Tôi muốn nói rõ ràng. Kênh đào này không phải do Trung Quốc xây dựng. Trung Quốc không được quyền vận hành kênh đào này. Và Trung Quốc sẽ không được quân sự hóa kênh đào này. Cùng với Panama, chúng tôi sẽ giữ kênh đào an toàn để tàu thuyền của mọi quốc gia được lưu thông, nhờ khả năng răn đe của lực lượng chiến đấu mạnh nhất, hiệu quả nhất và đáng gờm nhất trên thế giới ». Sau khi gây sức ép khiến tập đoàn Hồng Kông CK Hutchison ký thỏa thuận nhượng lại quyền khai thác 2 cảng Balboa và Cristobal nằm ở hai đầu kênh đào Panama cho quỹ đầu tư BlackRock của Hoa Kỳ, theo thói quen « được đằng chân, lân đằng đầu », chính quyền Mỹ « dấn thêm 1 bước », đòi tái lập căn cứ quân sự tại Panama với lý do để bảo đảm « an ninh » cho kênh đào. Mỹ cũng đòi là các tàu quân sự của họ phải được ưu tiên di chuyển miễn phí qua kênh đào. Các chuyến tàu quân sự của Mỹ chiếm 0,3% lưu lượng tàu bè qua lại kênh đào Panama. Theo AFP, ngày 08/04, trong cuộc trao đổi với tổng thống Jose Raul Mulino, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth yêu cầu Panama để Washington tái lập các căn cứ quân sự tại nước này. Dường như sự cứng rắn của Washington đã phát huy tác dụng, buộc Panama phải có sự nhượng bộ quan trọng, cho dù họ không chấp nhận để Washington tái lập căn cứ quân sự của Mỹ tại Panama. Hôm 10/04, chính quyền Panama thông báo cho phép quân đội Mỹ và các công ty quân sự tư nhân được Mỹ ủy quyền, được phép sử dụng một số địa điểm, cơ sở và khu vực được chỉ định để huấn luyện, triển khai các hoạt động nhân đạo và thao dợt. Theo thỏa thuận được ký kết giữa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ và Panama, có giá trị 3 năm và có thể được triển hạn, các cơ sở nói trên dành cho lực lượng hai nước dùng chung nhưng vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước Panama. Chiến tranh thương mại, « món quà tẩm độc » của Donald Trump dành cho Tổ chức Thương mại Thế giới ? Từ khi trở lại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump tấn công cả đồng minh lẫn đối thủ xa gần bằng vũ khí thuế quan. Trong khi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chỉ còn cách bất lực đứng nhìn chính quyền Trump ngang nhiên phá hủy những nguyên tắc mà chính Mỹ trước đây đã góp phần tạo dựng để điều tiết thương mại toàn cầu. Cuộc thương chiến do tổng thống Mỹ Donald Trump phát động được ví như món quà sinh nhật « tẩm độc » cho tuổi 30 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (1995-2025). Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche ngày 10/04 gửi về bài tường trình : « 'Giống như trong thời kỳ Covid, chẳng ai quan tâm đến Tổ chức Y tế Thế giới, bây giờ thì cũng chẳng ai quan tâm đến Tổ chức Thương mại Thế giới nữa.' Đây chính là điều được gọi là một nhận định không thể bác bỏ. Cédric Dupont là giáo sư về quan hệ quốc tế tại Graduate Institute ở Genève. Văn phòng của ông chỉ cách trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới 500 mét theo đường chim bay. Đây được dự đoán sẽ là nơi tập trung các vụ tranh cãi liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ. Giáo sư Cédric Dupont bình luận : « Quý vị đang nghe bộ trưởng của nhiều nước lên tiếng, tất cả họ đều đang tìm cách đàm phán với Washington. Ở Bruxelles hay ở Bắc Kinh, người ta nghiên cứu xem có thể làm được gì, nhưng tôi nghĩ là không có nhiều người đi vận động hành lang ở Tổ chức Thương mại Thế giới ». Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, đòn tấn công của Donald Trump sẽ làm giảm 1% lượng hàng hóa giao dịch trên toàn thế giới trong năm 2025, tức là làm giảm hàng trăm tỷ đô la, trái ngược hoàn toàn với các cam kết của Hoa Kỳ với Tổ chức Thương mại Thế giới. Giáo sư Cédric Dupont nhận định : « Những gì Mỹ đang làm là bất hợp pháp. Nếu họ có vấn đề với một quốc gia, thì họ nên thảo luận trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng Mỹ lại không làm như vậy. Đối với họ, Tổ chức Thương mại Thế giới không còn tồn tại ». Washington cũng đang ngăn chặn việc gia hạn nhiệm kỳ của các thẩm phán trong cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới, vốn dĩ chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tổ chức Thương mại Thế giới bị tê liệt, bị ngó lơ, bị bỏ qua ... nhưng không vì thế mà chết hoàn toàn. Chuyên gia về quan hệ quốc tế của Graduate Institute giải thích thêm : « 85% hoạt động thương mại không phải là thông qua Hoa Kỳ, nên phần còn lại của thế giới có thể nói rằng chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bên ngoài và chúng ta sẽ duy trì Tổ chức Thương mại Thế giới để giữ ổn định 85% hoạt động thương mại đó ». Donald Trump chưa bày tỏ mong muốn rời khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới. Thế nhưng, đối với các nhà ngoại giao, giả thuyết đó là đáng tin cậy. Họ thận trọng không nói rõ là tới đây điều gì sẽ xảy ra với tổ chức này ». Đòn thuế quan không hồi kết của Donald Trump sẽ dẫn đến những hệ quả nào ? Cuộc đọ sức thuế quan giữa hai nền kinh tế hàng đầu Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu ngừng lại, và không báo hiệu điều gì tốt đẹp cho nền kinh tế toàn cầu, cho dù ông Donald Trump đã tạm hoãn áp « thuế đối ứng » với thế giới 90 ngày. Bà Hélène Latzer, giáo sư kinh tế tại Đại học UCLouvain Saint-Louis ở Bruxelles, Bỉ, ngày 09/04 giải thích trên đài RFI Pháp ngữ : « Nếu Hoa Kỳ rơi vào suy thoái và nhìn chung nếu cuộc đọ sức này dẫn đến sự suy thoái chung, thì quả thực Trung Quốc sẽ lâm cảnh không còn thị trường đầu ra chính cho một số lượng hàng xuất khẩu, do đó cũng có nguy cơ Trung Quốc sẽ xoay hướng sang phần còn lại của thế giới để cố gắng bán những mặt hàng mà họ không còn có thể bán một cách dễ dàng cho Hoa Kỳ nữa. Đó là chưa kể Trung Quốc sẽ tìm cách lập tỷ giá mới cho đồng Nhân dân tệ, giúp cho hàng hóa của họ có khả năng cạnh tranh cao hơn bằng cách giảm giá đồng tiền của chính mình ». Nhưng hậu quả không chỉ có vậy. Giáo sư Hélène Latzer giải thích thêm : « Điều mà Trump làm còn là tạo ra một bầu không khí bất trắc, vốn dĩ là điều cực kỳ tệ hại đối với đầu tư của các doanh nghiệp, và xét về dài hạn là đối với các thị trường, đối với toàn thể các đối tác thương mại. Đối với nước Mỹ, thì trong bầu không khí này, thông báo mới cho thấy sự thay đổi đột ngột của Trump đi ngược lại hoàn toàn những gì ông đã nói trước đó. Hiểu theo một cách nào đó, điều Donald Trump đang nói với tất cả thế giới là không bao giờ mọi người có thể thực sự tin tưởng chắc chắn vào thông báo của ông và rằng ông Trump có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào. Donald Trump như vậy đang phá vỡ một trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đã xây dựng trong suốt 50 năm qua. Và trong mọi trường hợp, đây không phải là điều gì tốt đẹp cho nền kinh tế toàn cầu ». Trung Quốc tham chiến tại Ukraina ? Một hôm sau khi tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tuyên bố Bắc Kinh biết việc có ít nhất 155 công dân Trung Quốc chiến đấu bên cạnh quân Nga tại Ukraina và chỉ trích Matxcơva đã lôi kéo Bắc Kinh tham chiến, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm 10/04 khuyến cáo các bên « cần có cái nhìn công bằng, hợp lý về vai trò của Trung Quốc và không đưa ra các phát biểu vô trách nhiệm ». Vậy cần nhìn nhận như thế nào về đội quân của Trung Quốc hiện diện trên chiến trường Ukraina ? Trên đài RFI Pháp ngữ, ngày 09/04, chuyên gia về Trung Quốc đương đại Emmanuel Veron, nhà nghiên cứu cộng tác với Trường Hải quân và Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông (INALCO), Paris, giải thích : « Quả thực, trong bối cảnh chiến tranh, như trường hợp ở Ukraina, và cũng như trong cuộc chiến tranh khác, chúng ta có thể thấy rằng có một số chiến binh thuộc nhiều quốc tịch và đến từ nhiều nước khác nhau. Có thể là những người này ký hợp đồng để gia nhập hàng ngũ các lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân, hay bán quân sự … Về việc họ làm gián điệp, thì theo tôi cũng không hề mâu thuẫn. Việc này bổ trợ cho việc kia. Hoàn toàn có thể có người ký hợp đồng đến từ một công ty quân sự tư nhân làm việc cho người Nga và họ có thể là tình báo cho Trung Quốc hoặc thậm chí là cho những người khác. Ngoài ra, cũng có khả năng là trong số họ có những người gốc Hoa đến từ miền đông bắc Trung Quốc, có thể là gần Bắc Triều Tiên. Nói tóm lại, trong chuyện này chúng ta vẫn còn một số điều chưa rõ ràng và không chắc chắn. Trái lại, chúng ta có thể khẳng định họ nói tiếng Hoa. Điều này không có nghĩa rằng họ là người Trung Quốc, nhưng họ nói tiếng Hoa. Trong chiến tranh, về cơ bản thì không có logic nào là hoàn toàn chắc chắn. Việc Trung Quốc tham chiến chỉ nên nói kiểu ám chỉ, gián tiếp. Nhưng đúng là người Trung Quốc có hiện diện tại đó. »…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Áp thuế toàn cầu và ý đồ làm suy yếu đồng đô la của tổng thống Trump 11:03
11:03
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب11:03
Donald Trump tuyên chiến thương mại làm thế giới rúng động, đồng đô la mất giá ; Đề nghị mới của Mỹ về khoáng sản Ukraina đe dọa quyền tự quyết của Kiev ; Tập trận bao vây Đài Loan, Bắc Kinh cảnh báo Đài Bắc và Washington ; và Tập đoàn quân sự Miến Điện bị tố thờ ơ với người dân trong thiên tai. Trên đây là những chủ đề chính mục Tạp Chí Thế Giới Đó Đây tuần này ! Thứ Tư 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động cuộc chiến thương mại quy mô lớn dưới hình thức đánh thuế ồ ạt hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ nhắm vào 180 quốc gia. Các nước châu Á và châu Âu, bất kể là đồng minh hay kẻ thù là những bên « hứng đòn » nặng nề nhất. Áp thuế hải quan hay thủ thuật để hạ giá đồng đô la ? « Liberation Day » - lời tuyên chiến thương mại của nguyên thủ Mỹ ngay lập tức đã khiến các thị trường tài chính trên thế giới rúng động, và gây bất an cho nhiều chính phủ. Đáng chú ý là một ngày sau thông báo biểu thuế hải quan mới, đồng đô la Mỹ bị trượt giá mạnh, mất đến 2,62%. Nhiều nhà quan sát được hãng tin Anh Reuters dẫn lại, nghi ngờ chính quyền Donald Trump dùng đến các đòn bẩy tài chính, hạ giá đồng đô la để ép buộc các đối tác thương mại « thần phục » các yêu sách của Mỹ. Chiến lược kinh tế của Donald Trump mà người ta có cảm giác là chúng gây tổn hại cho những nước nào bị áp đặt thuế hải quan, đôi khi mang tính cưỡng bức nhưng thực ra chúng cũng đè nặng lên nền kinh tế Mỹ. Để hiểu rõ hơn, nên tham khảo đến trường hợp ông Stephen Miran, cố vấn kinh tế trưởng của ông Trump, và biết xem những thỏa thuận Mar-a-Lago nào dường như đã được đúc kết tại dinh thự của ông Trump trước khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống. Trên đài phát thanh France Inter, kinh tế gia trưởng Gilles Moëc tại Công ty Bảo hiểm đa quốc gia AXA, giải thích : « Chúng đã không được đúc kết nhưng đây là một mục tiêu có thể, ít nhất là đối với một bộ phận những người thân cận của ông Trump. Ý tưởng ở đây là hệ thống tài chính quốc tế hiện nay có vẻ như đang gây bất lợi cho các lợi ích của Mỹ. Vì sao ? Vì đồng đô là đồng tiền dự trữ thống trị trên thế giới, điều này được thể hiện bởi nhu cầu liên tục về đô la. Do vậy, đồng tiền này bị tăng giá, gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh của Mỹ, cụ thể là đối với ngành sản xuất chế biến của Mỹ. Vì vậy, ý tưởng đưa ra là tìm cách có được từ các đối tác thương mại của Mỹ một thỏa thuận qua đó các ngân hàng trung ương sẽ cam kết nâng giá đồng nội tệ của họ so với đồng đô la chẳng hạn. Đây có thể là một trong số các mục tiêu, chứ không phải là mục tiêu duy nhất, nhưng là mục tiêu có thể của những gì đang diễn ra hiện nay bên trong nội bộ . » Thỏa thuận khoáng sản 2.0 của Trump đe dọa « quyền tự quyết » của Kiev Thứ Sáu, 28/03/2025, chính quyền Donald Trump gởi đến Kiev một đề nghị mới liên quan đến thỏa thuận về khoáng sản Ukraina. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ sớm trả lời vào cuối tuần này hoặc trễ nhất là đầu tuần tới, thứ Hai, 07/04. Tuy nhiên, theo đánh giá của báo Anh The Spectator, đây sẽ là một « thỏa thuận độc hại » cho Ukraina. Trong bản đề nghị mới dài 58 trang và để buộc Ukraina phải hoàn trả không thiếu một xu số tiền viện trợ quân sự và nhân đạo mà Mỹ cấp từ đầu cuộc chiến xâm lược của Nga năm 2022, chính quyền Trump đã có những đề nghị khắt khe với Ukraina. Theo đó, một nửa nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí và thậm chí các cơ sở hạ tầng đường sắt thành đô la để đưa về Mỹ. Mọi sự chậm trễ sẽ phải chịu hình phạt tài chính. Ngoài ra, Mỹ còn muốn thành lập một hội đồng giám sát để quản lý điều gọi là « Quỹ đầu tư chung », được cung cấp hoàn toàn bằng tiền hoàn trả viện trợ của Mỹ. Nhưng hội đồng gồm 5 thành viên này, có đến 3 người là Mỹ và mọi quyết định được thông qua theo đa số. Điều đó tương đương với việc trao cho Mỹ toàn quyền phủ quyết. Cũng theo văn bản này, các hoạt động tái đầu tư của Kiev từ lợi nhuận thu được trên lãnh thổ Ukraina sẽ phải tùy thuộc vào thiện ý của Mỹ, và nhất là Hoa Kỳ sẽ nhận được 4% tiền lãi chừng nào Ukraina vẫn chưa trả hết nợ. Đối với những khoản đầu tư mới về tài nguyên khoáng sản và cơ sở hạ tầng, Hoa Kỳ phải được ưu tiên. Điều này có nghĩa là Kiev chỉ có thể mở gọi thầu khi nào có sự từ chối của nhà đầu tư Mỹ, bên có quyền ưu tiên ký kết các hợp đồng. Kiev có trách nhiệm chia sẻ mọi chi tiết các cuộc đàm phán chiến lược với chính phủ Mỹ và sẽ không thể thay đổi đề nghị của mình với các nhà đầu tư nước ngoài trong vòng một năm sau khi phía Mỹ từ chối. Dự thảo thỏa thuận cũng cấm các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Ukraina hợp tác với các khách hàng mà Washington xem như là « đối thủ chiến lược ». Yêu cầu này của Mỹ xem như « khép chặt » cánh cửa khả năng Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, điều mong mỏi của người dân Ukraina. Tóm lại, đây là một thỏa thuận vô hạn định. Ukraina không thể sửa đổi cũng không thể chấm dứt nếu không có sự đồng thuận của Mỹ. Đổi lại, Ukraina chẳng được hưởng gì mà còn phải mắc nợ Mỹ đến hơn 110,9 tỷ đô la. Những yêu sách mà Mỹ đưa ra có nguy cơ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, với rủi ro là nhiều nước khác cũng sẽ đòi hoàn trả tiền viện trợ đã cấp cho Ukraina. Và điều tệ hại nhất là trong mọi trường hợp, tổng thống Zelensky không thể bác bỏ thỏa thuận này vì e sợ gây ra một xung đột dữ dội khác với Donald Trump như những gì đã diễn ra ở Nhà Trắng hồi cuối tháng 02/2025. Marine Le Pen bị tước quyền ứng cử : Trump tỏ thông cảm Ngày 31/03/2025, tư pháp Pháp tuyên án bà Marine Le Pen, nguyên chủ tịch đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc (RN) 4 năm tù và tước quyền ứng cử của bà trong năm năm vì tội « biển thủ công quỹ ». Bà Le Pen nhanh chóng lên án một « quyết định mang tính chính trị », đồng thời yêu cầu nhanh chóng mở phiên xử phúc thẩm trước kỳ bầu cử tổng thống 2027. Nếu như vụ việc khiến « chính trường Pháp nhốn nháo », truyền thông nước ngoài bàn tán rộng rãi, thì điều đáng chú ý là bà Le Pen đã được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều lãnh đạo chính phủ cực hữu trên thế giới như từ Ý, Hungary, Hà Lan cho đến nhiều chính khách, nhân vật nổi tiếng ở Mỹ như Elon Musk và đặc biệt là từ cả tổng thống Mỹ Donald Trump. Thông tín viên Guillaume Naudin tường trình từ Washington : « Tổng thống Mỹ đã so sánh bản án này với trường hợp cá nhân ông. Xin nhắc lại, điều đáng nhớ, ông là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị kết án về tội hình sự và mặc dù vậy, ông vẫn có thể ra tranh cử và đã đắc cử. Vào cuối ngày 31/03, từ phòng Bầu Dục, ông phát biểu : "Vụ án này là rất lớn và tôi biết rõ về vụ việc này. Có nhiều người nghĩ rằng bà ấy sẽ không bị kết án. Thế nhưng, bà bị cấm không được ra tranh cử trong vòng năm năm vào lúc bà ấy đang là ứng viên và hiện dẫn đầu cuộc đua. Chuyện này tương tự như ở đất nước chúng ta. Chúng giống như ở nước chúng ta đến lạ lùng". Trước đó, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sau khi phủ nhận bà Marine Le Pen thuộc phe cực hữu ». Tập trận bao vây Đài Loan : Trung Quốc trắc nghiệm Donal Trump Trong hai ngày 01 và 02/04/2025, quân đội Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của các binh chủng hải – lục – không quân, giả định phong tỏa và tấn công các cơ sở hạ tầng chiến lược của Đài Loan. Giới quan sát nhận định đây không chỉ là một lời cảnh báo Bắc Kinh gởi đến Đảng Dân Tiến, theo đó, « Trung Quốc không khoan nhượng đối với bất kỳ hoạt động ly khai nào », mà còn là một thông điệp trực tiếp dành cho Mỹ và các đồng minh của nước này trong vùng. Nhà nghiên cứu về Trung Quốc học, Alice Ekman, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu (EUISS) trên đài truyền hình ARTE nhận định : « Từ thời chính quyền Trump hay Biden, Trung Quốc luôn có những phản ứng như thế mỗi khi một quan chức chính quyền Mỹ có chuyến công du trong khu vực, để thảo luận vấn đề an ninh, mỗi khi có các cuộc tập trận chung giữa Mỹ với các đồng minh trong vùng hay khi Mỹ có một phát biểu chính thức nào đó không làm hài lòng Bắc Kinh. Đó là cách vừa để nói rằng "Hãy cẩn thận, chúng tôi đang ở đây, quý vị chớ nên vượt qua các lằn ranh đỏ" vừa muốn trắc nghiệm phản ứng của Mỹ. Đương nhiên, ở đây có một chính quyền Trump mới, và do vậy một lần nữa là để thử xem chính quyền Trump II sẽ phản ứng như thế nào. Như quý vị đề cập đến, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có chuyến thăm khu vực. Có thể nói, như thường lệ, các hoạt động tập trận dọa dẫm quân sự này diễn ra đều đặn và có một lô-gic nhất định. Đồng thời, chúng còn mang một ý nghĩa đặc biệt về việc gia tăng cường độ trắc nghiệm để xem chính quyền Trump sẽ phản ứng ra sao . » Miến Điện : Quân sự - Dân sự, bên rủng rỉnh tiền, bên thì rỗng túi ! Ngày 28/03/2025, Miến Điện – trong tình trạng nội chiến từ gần 4 năm qua – hứng lấy một trận động đất kinh hoàng làm hơn 3.000 người thiệt mạng, hơn 4.500 người khác bị thương và còn hơn 350 người bị mất tích, buộc lãnh đạo chính quyền quân sự tướng Min Aung Hlaing phải ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi quốc tế viện trợ - một điều hiếm có. Tuy nhiên, tờ báo tị nạn The Irrawaddy, có trụ sở tại Chiang Mai, Thái Lan, đã lên án chính quyền Naypiydaw tăng chi cho quân sự (vài ngày trước khi xảy ra trận động đất) nhân danh tính cấp thiết của việc duy trì sự « ổn định quốc gia » mà không dành lấy một xu cho các dịch vụ khẩn cấp. Hay như vào lúc các phe nổi dậy đơn phương tuyên bố hưu chiến để tập trung công tác cứu hộ, thì tập đoàn quân sự vẫn tiếp tục chiến dịch không kích trước khi phải ban hành lệnh hưu chiến trước sức ép từ các nước láng giềng. Trước sự thờ ơ của tập đoàn quân sự, tờ báo độc lập Miến Điện lưu vong này nghi ngờ khả năng viện trợ nhân đạo có thể đến được tay người dân, nhất là những người sống ở những nơi được cho là cứ địa quân kháng chiến, chống tập đoàn quân sự. Nạn tham nhũng và năng lực quản lý tồi là những căn bệnh trầm kha. Ngăn cản, tìm cách kiểm soát và biển thủ hàng viện trợ nhân đạo là những thủ thuật quen thuộc của tập đoàn quân sự Miến Điện, như những gì từng xảy ra trong đợt thiên tai lốc xoáy năm 2008, làm hơn 100 ngàn người chết. Thế nên, vào lúc các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Malaysia … cam kết gởi hoặc đã chuyển viện trợ tới, tờ Irrawaddy cảnh báo : Hãy cẩn trọng khi hợp tác với tập đoàn quân sự ! Việc « cung cấp hỗ trợ nhân đạo không nhất thiết có nghĩa là khuyến khích chế độ ». Thế giới nên đoàn kết với người dân Miến Điện chứ không phải với những kẻ « tội đồ » chiến tranh của Naypyidaw !…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Khẩu hiệu MAGA mới của Groenland : « Làm cho người Mỹ cuốn gói » 10:48
10:48
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب10:48
Bất chấp sự phản đối của cả chính quyền và cư dân hòn đảo tự trị của Đan Mạch, phó tổng thống Mỹ JD Vance hôm thứ Sáu 28/03/2025 cùng phu nhân Usha Vance và bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright vẫn đến Groenland. Tuy nhiên, do bị lên án là « can thiệp », « gây áp lực không thể chấp nhận » cho Groenland, những « vị khách không mời mà đến » này cuối cùng đã phải rút gọn tối đa chuyến đi. Phái đoàn Mỹ chỉ đến căn cứ quân sự Pituffik của Mỹ, nằm trên bờ biển phía tây bắc của Groenland, mà theo chính quyền Trump, là để « được báo cáo về các chủ đề có liên quan đến an ninh ở Bắc Cực » và gặp gỡ đội quân của Mỹ. Trên thực tế, căn cứ Pituffik của Mỹ là tiền đồn phòng thủ tên lửa của Washington, đặc biệt là để chống lại Nga, vì quỹ đạo ngắn nhất của tên lửa từ Nga tới Hoa Kỳ là bay qua Groenland. Hôm thứ Năm 27/03, theo AFP, bộ trưởng Năng Lượng Mỹ Chris Wright phát biểu trên Fox News : « Ở đó có hệ thống radar rất quan trọng để phát hiện các hoạt động. Nếu các vũ khí hạt nhân đe dọa Hoa Kỳ được phóng đi, chúng sẽ không bay qua Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương, mà sẽ bay qua vùng cực ». Tuy nhiên, chuyến đi « tự ý » của phái đoàn Mỹ diễn ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ đòi « mua » Groenland, thậm chí để ngỏ khả năng dùng vũ lực, khiến công luận vùng tự trị Groenland nói riêng và chính quyền trung ương Đan Mạch, bức xúc, thậm chí làm dấy lên làn sóng bài Mỹ. Trên đài RFI Pháp ngữ ngày 27/03, nhà tư vấn Damien Degeorges, chuyên gia về Bắc Cực, giải thích : « Đây không còn là giai đoạn mà mọi người tỏ ra khoan dung, độ lượng. Mới đây người dân Groenland đã biểu tình tại thủ đô Nuuk, nói rằng họ không thể chịu đựng được nữa. MAGA, chữ viết tắt của « Make America Great Again » (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại), thậm chí giờ đây còn được chế thành khẩu hiệu mới « Make America Go Away » (Làm cho Mỹ cút đi). Căng thẳng đã lên đến mức một dân biểu Đan Mạch, cũng là chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng của Quốc Hội, đã đòi đóng cửa lãnh sự quán của Mỹ tại Nuuk, càng sớm càng tốt. Căng thẳng như hiện nay là chưa từng có ». Chiến thuật đàm phán kiểu « được đằng chân lân đằng đầu » của Nga Liên quan đến chiến tranh Ukraina, vào tuần qua, tại cuộc họp thượng đỉnh hôm 27/03, ở Paris, các nước đồng minh châu Âu của Ukraina đều dứt khoát chống lại việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga. Thủ tướng Anh Keith Starmer thậm chí cho biết liên minh các nước tình nguyện hỗ trợ Ukraina bảo đảm an ninh đã thảo luận về cách tăng cường các lệnh trừng phạt Nga. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Washington hôm 25/03 loan báo Nga và Ukraina đã chấp nhận một lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải và chính quyền Donald Trump sẵn sàng hỗ trợ Nga xuất khẩu nông sản, phân bón ra các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn như thường lệ, Nga cho thấy kiểu hành xử « được đằng chân, lân đằng đầu ». Trả lời phỏng vấn đài RFI Pháp ngữ ngày 25/03, nhà nghiên cứu Cyrille Bret của Viện Montaigne nhấn mạnh rằng Nga đặt ra các điều kiện mới cho việc thi hành thỏa thuận và không đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào : « Nhóm công tác đã thảo luận về quyền tự do hàng hải ở Biển Đen, và Nga diễn giải điều này như là quyền tự do thương mại cho tất cả các công ty của Nga trong lĩnh vực công nghiệp nông nghiệp, tức là xem đây là một cuộc thương lượng về các lệnh trừng phạt. Điều này có nghĩa là Nga đang phá hoại các cuộc đàm phán (được dự kiến ban đầu). Các cuộc đàm phán (được lên kế hoạch ban đầu) không phải là để bàn về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt (Nga). Các cuộc đàm phán lẽ ra phải tập trung vào lệnh ngừng bắn giới hạn theo địa lý và về quân sự. Nga đã thêm lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải vào lệnh ngừng bắn nói trên, với rất nhiều điều kiện liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp -thực phẩm, xuất khẩu, tài chính trong lĩnh vực này, và cả việc kết nối các ngân hàng nông nghiệp của Nga với hệ thống thanh toán quốc tế. Trên thực tế, các điều kiện do Nga đặt ra cho thấy rõ ràng rằng, thật đáng tiếc là chuyện này có rất ít cơ hội được thực hiện lâu dài ». Estonia cải tổ Hiến Pháp để thắt chặt kiểm soát người Nga và Belarus Tại vùng Baltic, không chỉ tích cực tăng cường khả năng quốc phòng để đối phó với nguy cơ xâm lược quân sự từ Nga, chính quyền Estonia còn thông qua dự luật sửa đổi khẩn cấp Hiến Pháp, không cho những người đến từ các nước ngoài Liên Âu và NATO tham gia các kỳ bầu cử tại Estonia. Biện pháp này được cho là chủ yếu nhằm thắt chặt kiểm soát người Nga và Belarus sống tại Estonia. Từ Vilnius, thông tín viên RFI Marielle Vitureau trong vùng Baltic ngày 26/03 cho biết thêm : « Đối với 61 dân biểu Estonia khởi xướng đề xuất sửa đổi Hiến Pháp, đây là vấn đề an ninh. Quyền bỏ phiếu chỉ để dành cho những công dân chia sẻ các giá trị dân chủ với Nhà nước Estonia. Quyết định này như vậy sẽ liên quan đến 80.000 công dân Nga đang cư trú tại Estonia. Số lượng công dân Nga sinh sống tại Estonia đã giảm nhẹ trong những năm gần đây. Nhìn chung, quyền của các công dân Nga và Belarus, khoảng 200.000 người trong một khu vực có dân số 6 triệu người, đang ngày càng bị hạn chế. Ở Estonia, họ không còn được giữ giấy phép sử dụng súng. Tại Litva, công dân Nga bị cấm mua bất động sản trừ khi họ là thường trú nhân. Một dự luật dự kiến cho phép chính quyền thu hồi giấy phép cư trú của những người này nếu họ đến Nga hoặc Belarus nhiều hơn một lần trong mỗi quý. Để tránh nguy cơ công dân nước mình bị các cơ quan tình báo Nga tuyển dụng, chính quyền các nước Baltic muốn làm mọi cách có thể để giảm thiểu sự hiện diện của những người không trung thành với đất nước, có kết nối với Matxcơva. Đó là những người bị xem là mối đe dọa chính tại khu vực ». Thuế quan ô tô : Ai là nạn nhân mới của TT Mỹ Donald Trump ? Về thương mại, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn trung thành với loại « vũ khí thuế quan ». « Đấu trường » mới lần này là lĩnh vực sản xuất ô tô trên quy mô toàn cầu. Mức thuế quan 25% của Donald Trump không chỉ nhắm đến xe ô tô thành phẩm mà còn áp vào các linh kiện, phụ tùng xe hơi, trong khi ngành chế tạo phụ tùng ô tô phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo AFP, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng trong số 16 triệu xe mới được bán tại Hoa Kỳ vào năm 2024, một nửa được lắp ráp trong nước nhưng chỉ có 40-50% linh kiện được sản xuất trên lãnh thổ Mỹ. Theo chính quyền Mỹ, thâm hụt thương mại đối với phụ tùng ô tô đã lên tới 93,5 tỷ đô la. Mức thuế 25% của Donald Trump đối với ô tô được cho là nhằm thúc đẩy ngành sản xuất của Mỹ, thế nhưng nhiều hãng xe Mỹ tỏ ra khá lo lắng. Ngay cả Elon Musk, chủ nhân của hãng xe điện Tesla, một người thân cận với chủ nhân Nhà Trắng, cũng thừa nhận trên mạng X là thuế quan sẽ tác động nhiều đến chi phí sản xuất của Tesla, do Tesla phải nhập khẩu nhiều linh kiện sản xuất từ nước ngoài. Trên thực tế, ai là người chịu nhiều thiệt hại nhất từ lệnh thuế quan mới của Donald Trump ? Trên đài RFI Pháp ngữ ngày 27/03, kinh tế gia Flavien Neuvy, giám đốc Đài quan sát ô tô Cetelem phân tích : « Đó là người tiêu dùng Mỹ, những người Mỹ đi xe ô tô, bởi vì theo một cách nào đó thuế nhập khẩu này sẽ được tính vào giá xe, như vậy là chính họ sau này sẽ là những người phải gánh chịu phần thuế hải quan đó. Và tất nhiên là mọi nhà sản xuất ô tô và xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mọi người nói nhiều đến thiệt hại đối với các nhà sản xuất ô tô của châu Âu, nhất là các hãng xe của Đức, bởi vì Đức xuất khẩu rất nhiều xe sang Hoa Kỳ, đặc biệt là dòng xe cao cấp. Nhưng các nhà sản xuất xe của châu Á cũng bị tác động : rất nhiều hãng xe của Nhật Bản, hay của Hàn Quốc. Như vậy, dĩ nhiên là có thể nói rằng toàn bộ ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng do quyết định này, một quyết định đã được mọi người dự đoán từ trước, nhưng dẫu sao thì vẫn rất thô bạo. Chúng ta cần hiểu là ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp mà chuỗi sản xuất tạo giá trị, tức là mọi bên liên quan tham gia vào dây chuyền chế tạo ô tô, được toàn cầu hóa rất mạnh. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất của Hoa Kỳ nhập khẩu rất nhiều linh kiện được sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Chính vì thế mà họ cũng sẽ gián tiếp chịu tác động từ các khoản thuế nhập khẩu này và chắc chắn các hãng xe Mỹ cũng sẽ phải tăng giá ô tô. Như vậy đây thực sự không phải là một tin tốt đẹp cho bất kỳ ai ». Iran công bố thêm một căn cứ tên lửa ngầm trong lòng đất Nhìn sang Iran, trong bối cảnh căng thẳng giữa Teheran với Mỹ vẫn chưa dịu lại, một hôm sau khi tuyên bố để ngỏ khả năng « đối thoại » với Washington, lực lượng Vệ Binh Cách Mạng hôm 25/03 công bố một căn cứ tên lửa ngầm trong lòng đất, với các tên lửa có thể phóng sang tận Israel và các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực. Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết thêm : « Đây chắc hẳn là một trong những căn cứ tên lửa ngầm lớn nhất được Iran tiết lộ trong những năm gần đây. Trong những hình ảnh được truyền hình nhà nước phát đi, mọi người có thể nhìn thấy các đường hầm lớn tới mức hai xe tải có thể chạy cùng lúc, với hàng trăm tên lửa sẵn sàng được phóng đi. Theo các bình luận, đây là những tên lửa có độ chính xác cao và có khả năng bắn tới tận Israel hoặc các căn cứ của Hoa Kỳ trong khu vực. Trong những tháng gần đây, một số căn cứ khác cũng đã được Teheran công bố để thể hiện năng lực quân sự của Iran. Vụ công bố lần này diễn ra khi tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Teheran hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Teheran không phản hồi bức thư mà tổng thống Mỹ gửi cho họ, nhưng ngoại trưởng Iran đã nhiều lần tuyên bố rằng Teheran từ chối mọi cuộc đàm phán nếu bị đe dọa ».…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Thách thức về tài chính, cốt lõi của kế hoạch tái vũ trang Liên Hiệp Châu Âu 12:53
12:53
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب12:53
Tuần qua đánh dấu nhiều sự kiện đáng chú ý đối với quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu nói chung và nhiều nước thành viên nói riêng như Pháp, Đức, Estonia … Tại Pháp, nước duy nhất trong Liên Âu sở hữu vũ khí hạt nhân, tổng thống Macron hôm 18/03 thông báo các khoản đầu tư mới trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là nhằm tăng cường năng lực răn đe hạt nhân của Pháp. Chính phủ sẽ gia tăng và thúc đẩy đặt mua chiến đấu cơ Rafale thế hệ mới của tập đoàn Dassault có tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân để trang bị cho Không quân. Nước láng giềng Đức thì ghi nhận một « bước ngoặt lịch sử » với kế hoạch tái vũ trang Bazooka, với hơn 1.000 tỷ euro đầu tư vào quốc phòng trong thập kỷ tới. Nhìn sang Estonia, vùng Baltic, cũng vào ngày 18/03, thủ tướng Kristen Michal, trên mạng X tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP kể từ năm 2026 để đối phó với mối đe dọa từ Nga, nhằm mục tiêu « biến mọi cuộc xâm lăng nhắm vào Estonia thành bất khả thi ». Liên quan đến toàn khối Liên Hiệp Châu Âu, hôm 19/03 Ủy ban Châu Âu đề xuất Sách trắng Quốc Phòng để bảo đảm an ninh cho 27 nước, hướng đến chấm dứt sự lệ thuộc quân sự vào Mỹ. Trên đài RFI Pháp ngữ đúng ngày 20/03, ít giờ trước khi diễn ra thượng đỉnh quốc phòng châu Âu tại Bruxelles, chuyên gia Sébastien Maillard, cố vấn đặc biệt của Viện Jacques Delors, cộng tác với cơ quan tư vấn Chatham House của Anh, nhấn mạnh nguồn tài chính vẫn là thách thức lớn nhất đối với Liên Hiệp Châu Âu : « Chúng ta thấy rõ là cùng với cuộc chiến ở Ukraina, thì đã đến lúc chúng ta thực hiện ý tưởng đã có từ trước này, nhưng tất nhiên việc này đặt ra một thách thức vô cùng lớn đối với 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Không chỉ là cần phải có sự nhất trí, bởi vì chúng ta đều biết là có một số nước vẫn ngại ngần, nhưng trước hết là vấn đề tài chính. Và tôi tin rằng một trong những cuộc thảo luận quan trọng tại Hội Đồng Châu Âu ở Bruxelles ngày 20/03 là tìm kiếm nguồn tài chính. Không phải tất cả các quốc gia đều có khả năng vay giống nhau, đặc biệt là Pháp, Ý hoặc Tây Ban Nha, những nước vốn đã mắc nợ rất nhiều, nên muốn có khoảng vay chung. Chính vì thế, đây là một cuộc thảo luận khó khăn về cách tìm ra phương tiện phù hợp hoặc Ngân hàng Đầu tư Châu Âu có lẽ cũng phải thay đổi quy định để có thể tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn có đầu tư của giới tư nhân. Có hàng chục khả năng được đưa ra thảo luận, nhưng dẫu sao thì cốt lõi của vấn đề vẫn phải là tìm ra nguồn tài chính phù hợp cho các dự án chung này ». Cách nay ít ngày, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã tán thành kế hoạch của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, về việc huy động khoản tiền lên đến 800 tỷ euro để đầu tư vào quốc phòng, tái vũ trang Liên Âu trong vòng 5 năm tới đây. Thế nhưng, điều cốt lõi rốt cuộc trong cuộc họp hôm qua tại Bruxelles vẫn chưa được giải quyết. Thủ tướng Đức mãn nhiệm, Olaf Scholz, vẫn kiên quyết bác bỏ đề xuất « vay chung ». Liệu Liên Âu có thể vượt lên các bất đồng để cùng hướng đến một khoản vay chung, như đã từng đạt được hồi đại dịch Covid, thời bà Angela Merkel làm thủ tướng Đức ? Theo AFP, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 20/03 trong buổi họp báo sau cuộc họp thượng đỉnh tại Bruxelles, bày tỏ hy vọng là vị thủ tướng Đức tương lai, Friedrich Merz, sẽ đưa ra quyết định khác so với người tiền nhiệm Olaf Scholz. Kế hoạch tái vũ trang Bazooka và quốc định mang tính lịch sử của Quốc Hội Đức Ngay tại Đức, trong tuần qua, có một quyết định của Hạ Viện (18/03) và Thượng Viện (21/03), được xem là « mang tính lịch sử ». Kế hoạch tái vũ trang của thủ tướng tương lai Friedrich Merz đã được thông qua, cho phép chính phủ Đức chi tiêu không bị hạn chế vào tái vũ trang và hiện đại hóa đất nước, chẳng hạn không bị hạn chế khả năng vay tiền để đầu tư vào quân sự. Theo ước tính, hơn 1.000 tỷ euro sẽ được đầu tư trong 10 năm tới đây. Công luận Đức nhìn nhận thế nào về kế hoạch Bazooka và khả năng nước Đức vay những khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào quốc phòng ? Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut ngày 20/03 gửi về bài tường trình : Một thanh niên người Đức đang đứng trước Cổng Brandenburg tỏ vẻ hoài nghi và nói : « Theo tôi, đây là những món nợ sẽ đeo đuổi chúng ta qua nhiều thế hệ. Đến đời các con cháu chúng ta cũng sẽ còn phải trả nợ. Và điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả ». Bazooka, kế hoạch tái vũ trang của chính phủ không thuyết phục được thanh niên này. Với anh, sẽ là không cần thiết nếu như tiền đóng thuế của người dân Đức trước đây không bị lãng phí. Đa phần người dân Đức tán thành việc vay tiền để tái thiết đất nước, nhất là khôi phục cơ sở hạ tầng. Nhưng Dirk Schneemann, chủ tịch của Nhóm kinh tế Pháp-Đức, đặt câu hỏi liệu bù đắp như vậy đã đủ hay chưa. Ông nói : « Đó là một khoản ngân sách, không hẳn là để xây dựng tương lai, mà một phần lớn trong số đó là để bù đắp cho những gì nước Đức đã bỏ lỡ trong những thập kỷ vừa qua ». Kế hoạch đầu tư khổng lồ của Đức tạo thuận lợi cho chi tiêu quân sự, bởi vì chính phủ sẽ không còn bị hạn chế khả năng vay tiền để chi tiêu quân sự. Đã đến lúc phải làm mọi điều cần thiết. Stéphane Beemelmans, cựu bộ trưởng Quốc Phòng nhận định : « Kế hoạch mang lại cho Đức rất nhiều tiền, nhưng liệu nước này có sử dụng số tiền này cho quốc phòng của châu Âu hay không, hay chỉ là để gia tăng phương tiện cho riêng quân đội Đức ? Làm như vậy có lẽ là chưa đủ ». Còn người thanh niên đứng trước Cổng Brandebourg mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên, người phản đối việc vay thêm, thì tỏ ra ủng hộ việc dành khoản tiền đó cho riêng quân đội Đức. Anh nói : « Trước những gì nước Mỹ đang làm hiện nay, điều quan trọng là chúng ta phải củng cố, tăng cường quân đội để đảm bảo cho an ninh của chúng ta ». Hiện nay, cứ 6 người Đức thì có 1 người tin tưởng vào Hoa Kỳ. 7/10 người thì ủng hộ việc thành lập một quân đội riêng của châu Âu ». Litva muốn châu Âu nỗ lực vũ trang nhiều hơn Tại Litva, quốc gia nhỏ bé nằm sát nước Nga, trước mối đe dọa quân sự từ láng giềng Nga, đông đảo người dân ủng hộ kế hoạch tái vũ trang của Liên Âu trong bối cảnh chính quyền Mỹ thời Donald Trump có nguy cơ rời khỏi NATO, trong khi hiện giờ Mỹ đóng góp tới 70% cho chi tiêu của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Từ Vilnius, thông tín viên Marielle Vitureau ngày 20/03, một hôm sau khi Ủy Ban Châu Âu đề xuất Sách trắng Quốc phòng, gửi về bài phóng sự : « Chiến tranh kéo dài suốt 3 năm qua. Litva hiện giờ đã chi nhiều tiền hơn để củng cố, tăng cường quốc phòng, và nhiều người dân ở quốc gia này muốn châu Âu nỗ lực nhiều hơn. Một người đàn ông tên là Giedrius, đang dắt chó đi dạo, ông nói : « Châu Âu phải mạnh mẽ, chúng ta không được phụ thuộc vào bất kỳ ai và phải có khả năng tự bảo vệ mình. Chúng ta phải làm mọi điều có thể để ngăn chặn kẻ thù có ý định tấn công chúng ta ». Ủy viên Quốc Phòng châu Âu, Andrius Kubilius, là người Litva. Ông Andrius Kubilius vừa trình bày Sách trắng Quốc phòng để bảo đảm Liên Âu có khả năng tự bảo vệ mình. Arturas đang làm việc liên quan đến tái thiết Ukraina. Ông bày tỏ thái độ ủng hộ Sách trắng Quốc phòng và nói : « Mối đe dọa nhắm vào châu Âu, chứ không nhắm vào nước Mỹ. Chúng ta cần phải chuẩn bị để bảo vệ mình. Tôi nghĩ là chúng ta có đủ nguồn lực để tự vệ. Ở các nước dân chủ, mọi điều đều diễn ra chậm hơn một chút, nhưng rồi thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ chiến thắng ». Bà Ruta, một giám đốc dự án tiếp thị, bước đi nhanh nhẹn với một tách cà phê trên tay. Việc Donald Trump trở lại nắm quyền ở Mỹ và xích lại gần với chính quyền Nga đã làm thay đổi tình thế. Bà Ruta nói : « Từ nay, Liên Hiệp Châu Âu phải dẫn đầu và đảm nhận trách nhiệm của mình ». Từ lâu nay, Liên Hiệp Châu Âu và quốc phòng là hai khái niệm trái ngược nhau ở Litva. Nhưng hiện giờ, có một sự thay đổi đang diễn ra ». Ý : Nhiều người không mặn mà với kế hoạch tái vũ trang Liên Âu Thủ tướng Ý Giorgia Meloni hôm 18/03 kêu gọi Liên Âu tăng cường khả năng phòng thủ, nhưng xem việc thiết lập an ninh bền vững, mà không có Hoa Kỳ, là điều « không tưởng ». Công luận Ý cũng bị chia rẽ về việc tái vũ trang Liên Âu. Nằm cách xa nước Nga hơn so với các nước vùng Baltic, người dân Ý dĩ nhiên ít cảm thấy mối đe dọa quân sự trực tiếp từ chế độ Putin hơn so với người dân Litva. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều người dân Ý không mấy ủng hộ kế hoạch tái vũ trang Liên Hiệp Châu Âu. Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir ngày 19/03 gửi về bài phóng sự : « Đa số những người chúng tôi gặp phía bên ngoài một trường học ở khu trung tâm thành phố Roma đều tỏ ra rất thận trọng về viễn cảnh đẩy nhanh quá trình sản xuất thiết bị quân sự. Đối với ông Federico, khoảng 40 tuổi, giáo viên lịch sử, nghệ thuật đàm phán phải là mối ưu tiên hàng đầu. Ông nói : « Tái vũ trang chẳng để làm gì cả. Theo kế hoạch đã được trình bày, tiền sẽ được rút từ túi của công dân Liên Hiệp Châu Âu. Chỉ có vậy thôi. Điều cần thiết là một quá trình ngoại giao lâu dài ». Bà Clara, một phụ nữ năng động đã lên chức bà, có cùng quan điểm với ông Federico. Bà nói : « Từ 3 năm nay chúng ta cấp vũ khí cho một nước (Ukraina), nhưng đến nay thì số vũ khí đó vẫn chưa mang lại được một giải pháp nào. Tôi là người ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu, nhưng chúng tôi (nước Ý) có quyền không ủng hộ một số lựa chọn của Liên Âu. Liên Hiệp Châu Âu được thành lập dựa trên các giá trị hòa bình. Tôi ủng hộ việc quay trở lại với những giá trị đó ». Trong khi đó, Fabio, một ông bố trẻ 30 tuổi, khẳng định ủng hộ kế hoạch tái vũ trang của Châu Âu. Fabio chia sẻ : « Một hệ thống phòng thủ của Liên Âu chắc chắn là cần thiết. Tôi cho rằng chúng ta đang quá tin tưởng vào Hoa Kỳ, đặc biệt là về quân sự ». Theo các cuộc thăm dò ý kiến mới đây, 2/3 số người Ý được hỏi phản đối kế hoạch tái vũ trang châu Âu. Đa phần họ là những người ủng hộ Liên Đoàn Phương Bắc của Matteo Salvini hoặc Phong Trào Năm Sao của Giuseppe Conte ». Cuộc họp của chỉ huy quân sự hơn 30 nước châu Âu : 20 nghìn quân Anh và châu Âu sẵn sàng sang Ukraina Hỗ trợ Ukraina vẫn là chủ đề được châu Âu quan tâm, đặc biệt Anh Quốc. Dẫu đã ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu cách nay 5 năm, nhưng Luân Đôn rất tích cực phối hợp với các nước châu Âu về hợp tác quân sự để hỗ trợ Ukraina. Hôm 20/03/2025, trong khi Liên Âu tổ chức thượng đỉnh quốc phòng thì tại Luân Đôn, các tham mưu trưởng quân đội của Anh và đồng nhiệm của gần 30 nước ở châu Âu cũng họp bàn về mọi khía cạnh thực tiễn của kế hoạch triển khai binh sĩ của liên minh tình nguyện sang giúp Ukraina nếu như Hoa Kỳ, Ukraina và Nga đạt được thỏa thuận ngưng bắn 30 ngày. Cuộc họp các chỉ huy quân sự Anh và 30 nước trong « liên minh tình nguyện vì Ukraina » đã đặt được một kế hoạch cụ thể để sẵn sàng đưa tới 20 nghìn quân Anh và châu Âu sang Ukraina trong tương lai, nhưng về ngôn từ thì đây sẽ không phải là lực lượng « gìn giữ hòa bình ». Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang ngày 21/03 điểm lại tình hình : « Cuộc họp thứ Năm tuần qua của các tham mưu trưởng quân đội Anh và các nước châu Âu cùng chí hướng muốn đảm bảo an ninh cho Ukraina trong tương lai, dự kiến sẽ không nhằm vào công tác “gìn giữ hòa bình”, điều Nga phản đối, mà chỉ để góp phần “bảo an” (reassurance) cho Kiev một khi thỏa thuận nào đó về ngưng bắn hay hòa ước với Nga đạt được. Con số 20 nghìn quân mà cuộc họp ở Luân Đôn hội tụ đủ, trên giấy tờ thực ra không thể đủ để lập ra đội quân gìn giữ hòa bình. Các chuyên gia nói cần tới 100 nghìn mới đủ để giám sát đường phi quân sự dài hơn 1000 km giữa Nga và Ukraina trong tương lai. Bởi vậy, đây là lực lượng được tập hợp để cho Nga thấy láng giềng Ukraina có các đồng minh bảo vệ. Còn về cụ thể thì lực lượng mà Anh muốn cùng châu Âu triển khai sẽ không ra tới đường giới tuyến, nhưng luôn có thể bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự, sân bay, bến cảng, nhà máy điện cho Ukraina. Nga dứt khoát bác bỏ việc châu Âu đưa quân đến Ukraina khi có ngưng bắn, nên Luân Đôn sẽ cứ dựa vào lời mời của Kiev để dẫn dắt một lực lượng từ châu Âu tới lãnh thổ Ukraina mà không nhất thiết cần Nga chấp thuận. Hải quân và không quân Anh cũng sẽ cam kết bảo vệ vùng trời và lãnh hải Ukraina. Không rõ đây là cam kết riêng của Anh với Ukraina hay nằm trong khuôn khổ các cam kết chung cùng châu Âu nhưng điều dễ thấy là vai trò ngày càng tăng của Luân Đôn trong công tác điều phối những vấn đề an ninh châu Âu. Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm đầu tuần đã tới thăm một tàu ngầm nguyên tử để tỏ quyết tâm của Anh trong việc hỗ trợ Ukraina và nhắc các nước đồng minh rằng ngoài Mỹ thì Anh là nước thứ nhì trong NATO ở châu Âu, bên cạnh Pháp, có năng lực răn đe hạt nhân. Ông Starmer cũng nói rằng nếu vi phạm thỏa thuận ngưng bắn, tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ “phải chịu các hậu quả nghiêm trọng”. Trước mắt, Anh ngày càng mạnh mẽ về ngôn từ và khác hẳn Mỹ trong cách nói về Nga, nhưng thực tế ra sao thì vẫn là câu hỏi lớn cho các bên tham gia giải quyết khủng hoảng Ukraina ».…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Giới thiệu sách : « Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga » của nhà báo Régis Genté 9:56
9:56
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب9:56
1977-1987, 10 năm để thiết lập những mối liên lạc đầu tiên giữa Matxcơva và một công dân Mỹ mang tên Donald Trump. Đó cũng là thời điểm « mafia đỏ » đầu tư vào Hoa Kỳ, tập trung khá nhiều ở tòa nhà cao tầng Trump Tower. Từ hơn 4 thập niên qua « người của Kremlin » lúc nào cũng « bao quanh » ông chủ địa ốc tại New York và không ít trong số ấy đã theo chân ông vào Nhà Trắng. Trên đây là một số chương chính trong cuốn sách mang tựa đề Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga, nhà xuất bản Grasset, mà tác giả Régis Genté cho ra mắt bạn đọc tháng 9/2024. Chuyên nghiên cứu về khu vực thuộc ảnh hưởng của Liên Xô, từ 20 năm nay, Régis Genté định cư tại Tbilissi-Gruzia, là phóng viên thường trú của nhiều phương tiện truyền thông Pháp, trong đó có RFI. Matxcơva dễ đoán tính khí của Donald Trump Trong lời nói đầu, tác giả ghi nhận : nhìn từ Matxcơva, Trump không là một chính khách khó lường. Năm 1987 sau chuyến tham quan đầu tiên đến thủ đô của Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết, trở về đất tự do Hoa Kỳ, nhà kinh doanh bất động sản còn trẻ tuổi Donald Trump muốn xây dựng một sự nghiệp chính trị, bắt đầu khẳng định rằng đã đến lúc Mỹ cần « ngừng tài trợ cho an ninh cho những quốc gia khác », các thành viên trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO là mục tiêu ông nhắm tới. 37 năm sau, trong cuộc vận động tranh cử ở bang Nam Carolina, Trump tố cáo các đồng minh trong NATO « bần tiện » không tự bảo đảm an ninh cho bản thân : « Không, tôi sẽ không bảo vệ ai hết mà còn khuyến khích Nga muốn làm gì thì làm ». Tại Washington, chính quyền của tổng thống mãn nhiệm Joe Biden, « im như thóc » cho dù điều khoản 5 của Hiệp ước NATO quy định nguyên tắc « liên đới » khi một thành viên liên minh này bị tấn công. « NATO là hồ sơ quan trọng nhất đối với an ninh của nước Nga, nhìn từ điện Kremlin. (…) Trong 40 năm qua, chưa khi nào Donald Trump tuyên bố điều gì bất nhã đối với Liên Bang Xô Viết trước kia và nước Nga ngày nay. Trái lại Vladimir Putin là một nhà lãnh đạo mà tổng thống thứ 45 và 47 của Hoa Kỳ ngưỡng mộ ». Trong cuốn sách này, tác giả trình bày những mối liên hệ chồng chéo, những « cái vòng bao quanh » Donald Trump từ nửa sau thập niên 1970 … khi mà những tay trùm mafia và xã hội đen của nước Liên Xô cộng sản nghiễm nhiên đầu tư vào Hoa Kỳ, mà nhiều đầu mối lại tập trung cả ở New York, ở khu Brighton Beach cũng như ở ngay trong tòa nhà cao tầng trên đại lộ số 5 nơi Trump Tower ngự tọa. Điểm khởi đầu của một mối quan hệ tốt đẹp Trả lời RFI tiếng Việt hôm 03/01/2025 trước khi tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, nhà báo Régis Genté trở lại điểm khởi đầu khi mà mật vụ KGB của Nga bắt đầu để ý đến một công dân Mỹ kết hôn với một người Tiệp Khắc thuộc quỹ đạo của Liên Xô. Régis Genté « Đây là một câu chuyện dài mà tôi đã thuật lại trong sách. Yếu tố thời gian ở đây hết sức quan trọng. Cũng cần nói thêm, Donald Trump không là nhân viên của cơ quan mật vụ làm việc cho Matxcơva. Ông không là nhân viên và cũng không được mật vụ của Liên Xô trả lương. Trump là người có liên hệ với chính quyền và cơ quan tình báo của Liên Xô trước kia. Mọi việc bắt đầu từ thập niên 1970 khi ông thành hôn với bà Ivana, công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc. Lập tức an ninh Tiệp Khắc chú ý đến ông. An ninh Tiệp Khắc không hơn không kém là một chi nhánh của cơ quan an ninh và mật vụ Liên Xô KGB». Những đầu mối bao quanh Trump Trong sách, Régis Genté đã đơn cử nhiều nhân chứng, trích dẫn nhiều tài liệu cho thấy Donald Trump bị theo dõi và người ta muốn hiểu rõ về cuộc sống trong gia đình ông. Chẳng hạn như chính thân phụ bà Ivana báo cáo với cơ quan an ninh Tiệp Khắc về chương trình đi lại, làm việc của Donald Trump trong lúc ông cư ngụ trên đất Tiệp … Nhưng từ 1987 mọi việc tiến triển nhanh hơn, khi ông bắt đầu giao tiếp với khá nhiều công dân Liên Xô : từ giới ngoại giao đến các mạng lưới mafia. Régis Genté : « Năm 1987 Donald Trump lần đầu tiên đặt chân đến thủ đô Matxcơva và ở đây KGB đã mở hẳn một chiến dịch để thắt chặt liên hệ với công dân Hoa Kỳ này. Donald Trump trở thành ‘một mối liên lạc kín’ như trong thuật ngữ của mật vụ Liên Xô thời đó ». Semyon Kisline, mà sau này trở thành Sam là một người Do Thái xuất thân từ Odessa sang Mỹ định cư năm 1972 là gạch nối đầu tiên giữa ông Trump với thế giới trong vòng ảnh hưởng của Liên Xô. Nhân vật này làm chủ cửa hàng bán đồ điện tử Joy- Lud Electronics nằm ở số 200 trên đại lộ Fith Avenue. Đây là « nơi nhân viên của Liên Xô công tác tại New York hay Washington đều lui tới (…) Joy- Lud Electronics do KGB kiểm soát (…) Kisline và các cộng sự có nhiệm vụ báo cáo về tất cả những đối tượng có thể được mật vụ của Liên Xô chú ý » (tr.21). Năm 1980 Donald Trump mượn tiền của Kisline và đó cũng là thời điểm mà ông thực sự « lọt vào mắt xanh » của tình báo Liên Xô và bắt đầu được « KGB chăm sóc » . Đến khoảng 1985-1986, Matxcơva đã trao cho một phụ nữ 29 tuổi, Natalia Doubinina, nhiệm vụ mời hai vợ chồng ông Trump sang Liên Xô. Bản thân bà Doubinina là con gái của một nhà ngoại giao Liên Xô hàng đầu, đại diện thường trực của Matxcơva tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Tháng 07/1987 Ivana và Donald Trump đến Matxcơva. Ông Trump trở lại thành phố này thêm 3 lần nữa trước khi ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Một trong những điều vừa thú vị, vừa bắt độc giả phải rất tập trung trong cuốn sách của Régis Genté, là tác giả đã đề cập đến rất nhiều nhân vật cao cấp lui tới các cửa công quyền, am hiểu guồng máy chính trị của chế độ ở Matxcơva cho đến khi Liên Xô sụp đổ, và dưới thời của Liên bang Nga sau này. Đó có thể là những nhân viên ngoại giao hàng đầu, những « ông lớn » trong hàng ngũ của bên an ninh, tình báo …. Và có cả những ông trùm mafia khét tiếng đã làm nên sự nghiệp từ quần đảo ngục tù Goulag … và thường có « những liên hệ mật thiết và ở cấp rất cao với mật vụ Liên Xô và Nga ». Tác giả cuốn Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga đã trích dẫn nhiều nhân chứng hàng đầu, (thường là những điệp viên của Nga đã đào tẩu sang Mỹ hay các nhà báo điều tra và hồ sơ mật của an ninh Hoa Kỳ) cho thấy những thành phần này dùng tiền để kết nối với quỹ đạo của ông Trump, đặc biệt và vào những thời điểm mà sự nghiệp của Donald Trump có nhiều thăng trầm … Tại Matxcơva cũng như New York, ai là những người đã trực tiếp liên lạc với ông Trump ? Régis Genté : « Như đã biết, Liên Xô là một chế độ độc tài toàn trị, có nghĩa là không một công dân nào thoát khỏi tai mắt của chính quyền hay thoát khỏi ảnh hưởng của chế độ. Thí dự chúng ta biết nhiều về tổ chức được gọi là Mafia Đỏ. Mạng lưới này trỗi lên từ quần đảo ngục tù và hoạt động với sự hậu thuẫn của chính quyền, của công an và mật vụ …Vào thập niên 1970 trong một đợt di tản, khá nhiều người Do Thái tại Liên Xô -chính xác hơn là ở Ukraina và Odessa đã sang định cư tại Hoa Kỳ và số này tập trung ở khu Brighton Beach tại New York. Ông Trump giao tiếp với cộng đồng này, trước hết là qua trung gian của thân phụ ông là Fred Trump. Fred là một doanh nhân trong ngành địa ốc. Thành phần từ Liên Xô sang Mỹ định cư đó vì lợi ích của chính họ và của Matxcơva đã đầu tư vào nhiều chương trình của gia đình Trump. Như đã biết, Donald Trump đã có lúc suýt khánh tận, ông đã sáu lần suýt trắng tay, đặc biệt là vào thời điểm Hoa Kỳ bị khủng hoảng tín dụng địa ốc hồi 2008. » Régis Genté dựa trên những tài liệu điều tra đưa ra một danh sách khá dài những đầu mối của cơ quan tình báo Liên Xô và Nga « bao quanh » ông Trump trong hàng chục năm và không ít người trong số đó « thậm chí đã theo chân ông vào tận Nhà Trắng từ ngày 20/01/2017 ». Về phía các công dân Mỹ thì có nào là : « Michael Flynn (người được tổng thống Trump bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia), Paul Manafort (luật sư và là một nhân vật chủ chốt trong cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Trump 2016), Carter Page (một chuyên gia về tài chính ngân hàng và bị FBI nghi ngờ là « người của nước ngoài), Dmitri Simes (công dân Mỹ gốc Nga và đang bị truy tố do cộng tác với truyền thông Nga và cũng từng là cố vấn cho ứng cử viên tổng thống Donald Trump hồi 2016), Michael Cohen (nguyên là một luật sự thân tín của nhà tỷ phú Trump), George Papadopoulos (một cố vấn của Trump hồi 2016) , Roger Stone (« bạn » lâu năm của tổng thống Mỹ thứ 45), Jeff Sessions (bộ trưởng Tư Pháp dưới thời tổng thống Trump) … » (tr.84-85). Có sự can thiệp của Putin ? Riêng về nhân vật Papadopoulos, Régis Genté viết : « Mùa xuân 2016, một lần choáng hơi men, nhân vật này tiết lộ với một nhà ngoại giao Úc, ông được chỉ thị của chính Nga theo đó, Matxcơva có thể sẽ yểm trợ ứng viên của đảng Cộng Hòa bằng cách cho công bố nặc danh những thông tin bất lợi cho Hillary Clinton ». Bà Clinton đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống và là đối thủ của Donald Trump. (tr.85) Còn về phía Nga, danh sách cũng dài không kém. Trả lời RFI tiếng Việt, Régis Genté nhắc lại ngay từ thập niên 1980, đã có không ít « thân chủ » từ xứ cộng sản Liên Xô mang tiền sang Mỹ, đổ vào New York và mua lại nhiều căn hộ trong tòa tháp Trump Tower. Cũng không hiểu do một sự tình cờ nào mà năm 1992 một tay anh chị khét tiếng của Matxcơva, Viatcheslav Ivankov (chết từ 2009) đang bị FBI truy lùng đã lẩn trốn ngay trong một căn hộ nguy nga cũng trong tòa cao ốc trên đại lộ Fifth Avenue. Chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ. Năm 2008 khi mà toàn thế giới bị kéo vào cuộc khủng hoảng địa ốc và tài chính, tỷ phú địa ốc New York suýt phá sản, và lại được một số các nhà hảo tâm Nga giúp đỡ … Tuy nhiên lá bài quan trọng nhất của ván cờ giữa Donald Trump và Matxcơva có lẽ xoay quanh nhân vật Felix Sater. Theo báo New York Times 2017 , doanh nhân người Mỹ Felix Sater là một đầu mối giữa tập đoàn Trump với phía Nga về « dự án xây dựng một Trump Tower » ngay giữa lòng thủ đô Matxcơva hồi 2015. Vẫn theo tờ báo này tổng thống Vladimir Putin đã « tán thành » dự án nói trên. Nhưng như đã biết, kết quả đã không thành. Régis Genté giải thích với RFI Tiếng Việt về nội dụng một bức thư điện tử Sater đã gửi cho Michael Cohen, luật sư của Donald Trump. Régis Genté : « Các nhà điều tra của bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã tìm thấy trong hồ sơ của doanh nhân Felix Sater một email với nội dung như sau : ‘Chúng ta có một cơ hội ngoài mong đợi để người của chúng ta được bầu vào Nhà Trắng (…) Tôi sẽ thuyết phục Vladimir Putin hỗ trợ chúng ta trong mục đích này’. Chính từ email ấy, tôi đã chọn tựa đề cho cuốn sách mang tên Người của chúng ta ở Washington. Nội dung bức thư điện tử của Sater cho thấy giới điều tra đã tiến rất gần đến khả năng đã có một sự thông đồng giữa Donald Trump và điện Kremlin ». Sau nhiều chuyến đi tới Matxcơva từ 1987 đến tận 2015 Donald Trump có dự án đầu tư nào tại thủ đô nước Nga hiện tại hay không ? Régis Genté trả lời là không nhưng không loại trừ khả năng Matxcơva đã tìm đúng mạch để « phỉnh » một công dân Mỹ : Donald Trump thích tiền và muốn làm tất cả để « được thiên hạ ngưỡng mộ », muốn mở rộng địa bàn làm ăn ra ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, ngoài thế giới tư bản. Régis Genté : « Nhiều lần, và đó từng là mục tiêu chuyến thăm Matxcơva đầu tiên của ông Trump năm 1987 người ta đã nêu lên khả năng xây dựng một tòa cao ốc Trump Tower cách không xa điện Kremlin ra để nhử nhà tỷ phú người Mỹ này. Điều đó trúng ý ông bởi Donald Trump muốn quốc tế hóa các thương vụ làm ăn của ông. Nhưng dự án đó đã không thành. Không có tòa cao ốc nào mang tên ông ở thủ đô Matxcơva cả. Nhưng đó là bước khởi đầu cho phép ông Trump mở rộng địa bàn ra ngoài phạm vi nước Mỹ. Nhưng đề xuất tương tự đã liên tục nối đuôi nhau cho đến mãi tận 2015 khi ông quyết định ra tranh cử tổng thống, trước hết là ở cấp sơ bộ để đại diện cho đảng Cộng Hòa ». Nga hài lòng với những gì Trump đang làm Ba chương cuối của cuốn sách mang tựa đề Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga, tập trung vào phản ứng của Matxcơva khi ông Trump đắc cử trong nhiệm kỳ đầu hồi tháng 11/2016, vào đánh giá của Vladimir Putin về tổng thống siêu cường số 1 thế giới, về nhà lãnh đạo của một nền dân chủ lớn trên toàn cầu … về nỗi ám ảnh của Donald Trump khi đòi NATO phải « trả giá » để được Mỹ bảo vệ … Vladimir Putin hiểu rằng nước Mỹ trong tay Donald Trump sẽ « để cho nước Nga xây đắp ảnh hưởng cần thiết vì an ninh và những tham vọng bá chủ của Matxcơva (…) nước Mỹ dưới sự dẫn dắt của Trump không làm bất kỳ một điều gì để củng cố nền dân chủ trên thế giới (…) nước Mỹ đó cũng sẽ không tài trợ cho các xã hội dân sự cho các phương tiện truyền thông » ở những quốc gia như Gruzia, Ukraina, Kazakhstan … « Nước Mỹ đó sẽ không còn cổ vũ cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng, không còn đứng về phía những tiếng nói đối lập » (tr.205).…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Ukraina – Nga: Chiến tranh tiếp tục, ‘‘xung đột đóng băng’’ hay đàm phán hòa bình ? 9:37
9:37
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب9:37
Sự kiện thời sự đặc biệt đáng chú ý trong tuần qua là đàm phán Ukraina – Mỹ tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh Nga – Ukraina. Washington và Kiev ra tuyên bố chung, đề xuất 30 ngày ngừng bắn. « Bóng » giờ ở bên sân Nga: Putin tuyên bố « ủng hộ » ngưng bắn, nhưng đặt thêm nhiều điều kiện… Lập trường của Mỹ và Nga thực hư ra sao? Chiến tranh tiếp diễn, « xung đột đóng băng » hay Nga – Ukraina sẽ bắt đầu đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình? Trump tiếp tục chính sách đơn phương áp mạnh thuế với hàng nhập khẩu từ các quốc gia đồng minh, chứng khoán trên thị trường tài chính Mỹ Wall Street sụt giảm mạnh. Nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái lơ lửng khiến giới đầu tư lo ngại : ngày 14/03/2025, giá vàng lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 3.000 đô la/một ounce (tương đương 31 gram). Đứng trước áp lực ngân sách bị cắt giảm nghiêm trọng, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khởi động sáng kiến « UN80 Initiative » cùng « UN 2.0 », với mục tiêu cải tổ triệt để định chế quốc tế 80 năm tuổi đời này. Cựu tổng thống Philippines Rodrio Duterte - bị cáo buộc về cái chết của hàng chục nghìn người vô tội - bị áp giải sang Tòa án Hình sự Quốc tế (La Haye, Hà Lan) ngay sau khi bị bắt. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này. Từ cuộc điện đàm « phản bội » (ngày 12/02) đến đề xuất ngừng bắn « ngoạn mục » (ngày 11/03) Trong tuần qua, đối với không ít người, cơ hội chấm dứt cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina, bước sang năm thứ 4, dường như hé mở sau đàm phán tại Ả Rập Xê Út lần đầu tiên, ngày 11/03/2025, giữa hai phái đoàn cấp cao Mỹ và Ukraina. Sau cuộc họp, Washington và Kiev ra tuyên bố chung, đề nghị hai bên đình chiến « 30 ngày », mà không kèm theo các điều kiện tiên quyết. Cuộc họp nói trên được nhiều nhà quan sát nhìn nhận như một bước chuyển ngoạn mục, khiến Ukraina được coi là từ chỗ bên bị gạt sang lề, lo ngại bị đàm phán trên lưng, đột ngột trở lại vị trí trung tâm của bàn cờ, mở ra cơ hội cho đàm phán tìm giải pháp hòa bình. Đọc thêm : Chấp thuận đề xuất ngừng bắn - Đòn ngoại giao đưa Ukraina trở lại trung tâm cuộc chơi Trên phương diện truyền thông, cả phía Mỹ và phía Nga đều thể hiện rất nỗ lực. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí khẳng định có một hy vọng rất lớn để chấm dứt xung đột. Thông tín viên Loubna Anaki tường trình từ New York : « ‘‘ Có một hy vọng rất lớn là cuộc chiến tranh kinh hoàng, đẫm máu này rút cục sẽ chấm dứt’’, ông Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth Social của mình như vậy. Tổng thống Mỹ đã hoan nghênh các trao đổi giữa đặc sứ Steve Witkoff với các quan chức Nga. Ông Trump cũng kêu gọi tổng thống Nga Putin, ‘‘tha mạng cho hàng nghìn binh sĩ đang bị quân đội Nga vây hãm’’, ngụ ý nhắc đến các thông tin của Nga nói về các lực lượng Ukraina bị bao vây tại tỉnh Kursk. Một thông tin mà chính quyền Kiev đã nhiều lần bác bỏ. Hôm qua, các quan chức Nga đã chuyển cho đặc sứ Mỹ các điều kiện của Matxcơva liên quan đến một thỏa thuận ngừng bắn, và cho biết rõ là tổng thống Putin đang đợi cuộc gọi của tổng thống Trump. Sáng nay, Nhà Trắng thông báo hiện tại không có cuộc điện đàm dự kiến giữa lãnh đạo hai nước, nhưng ‘‘tình hình có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào’’. Cùng lúc đó, lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã tỏ ra lạc quan một cách thận trọng về khả năng xung đột chấm dứt nhanh chóng. Ông Marco Rubio giải thích là còn nhiều điều cần thảo luận. Ngoại trưởng Rubio tuyên bố : ‘‘chúng tôi chưa bao giờ nói rằng việc này là dễ dàng, nhưng tình hình hiện nay khả quan hơn so với cách nay một tuần’’ . » Đọc thêm : Mỹ đứng về phía Nga chống lại châu Âu : Thế sự đảo điên ! Chính sách của Donald Trump về chiến tranh Ukraina từ hơn hai tháng qua chuyển biến khó lường. Từ chỗ khẳng định chấm dứt chiến tranh « trong vòng 24 giờ » đến gia hạn thành 100 ngày. Từ cuộc điện đàm bất ngờ với tổng thống Nga bị nhiều người coi là hành động « phản bội » đồng minh, đứng hẳn về phía Nga ngay trước khi bước vào đàm phán, đến cuộc đàm phán bất ngờ với Ukraina và đề xuất ngừng bắn 30 ngày… Mỹ gỡ bí cho Nga : « Vở kịch » của Trump và Putin ? Về phản hồi nước đôi của Nga sau đề xuất ngừng bắn 30 giờ, chính quyền Ukraina tỏ ra nghi ngờ cao độ. Chính quyền nhiều nước phương Tây, trong có Pháp và Đức, đã chỉ trích các phản hồi của điện Kremlin, bị cáo cuộc là chỉ để « câu giờ ». Đọc thêm : Ngưng bắn ở Ukraina : Trò « tung hỏa mù » hay « câu giờ » của TT Nga Putin ? Tuy nhiên hoài nghi không chỉ hướng về phía Matxcơva. Các nỗ lực hướng đến một thỏa thuận ngừng bắn, đàm phán hòa bình, do chính quyền Trump khởi xướng, cho dù được coi là hé mở cơ hội cho hòa bình, cũng đang được nhìn nhận rất dè dặt từ Ukraina. Trái ngược với quan điểm lạc quan, cựu sĩ quan Pháp Guillaume Ancel , chuyên gia quân sự, trả lời đài RFI, tỏ ra cảnh giác cao độ. Ông nhận định đây chỉ là một « vở kịch » của chủ nhân điện Kremlin và chủ nhân Nhà Trắng: « Trump và Putin đang diễn cho chúng ta xem một vở kịch mà họ đã soạn sẵn. Chúng ta nhớ là ngày 12/02 vừa qua, tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ khởi động ngay lập tức đàm phán về Ukraina. Cần hiểu rằng, trong quan điểm của Trump, các đàm phán trên thực tế đã kết thúc. Trump đã thỏa hiệp với Putin rồi. Và tất cả những gì chúng ta đang chứng kiến chỉ là diễn kịch. Có nghĩa là giờ đây, sau khi đã bắt buộc người Ukraina phải chấp nhận ngừng bắn, mà thực sự phải nói rằng điều này là hết sức bất lợi cho họ, Trump đã hoàn toàn không đòi hỏi gì từ phía Nga. Bây giờ ông ta giả bộ đang đàm phán với Nga trong lúc chính nhờ Trump mà Putin đã giành được một chiến thắng trong bối cảnh phía Nga đang hoàn toàn bị sa lầy trong cuộc chiến tranh này. Như vậy có nghĩa là sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn, buộc Kiev phải từ bỏ 20% lãnh thổ Ukraina cho Nga, cấm Ukraina tham gia vào liên minh phòng thủ NATO. Và theo thỏa thuận này, tổng thống Zelensky cũng sẽ bị loại trừ. » Đọc thêm : Triển vọng đàm phán Nga - Mỹ về Ukraina - Chiến lược đòi hỏi tối đa của Putin Cho đến nay, không có gì cho thấy điện Kremlin từ bỏ các yêu sách chủ yếu để chấm dứt chiến tranh chống Ukraina. Chính quyền Putin không chỉ đòi Ukraina không được gia nhập NATO hay buộc Kiev phải nhân nhượng các vùng lãnh thổ đông nam, mà còn muốn giải giáp quân đội Ukraina, và thiết lập một chính quyền thân Matxcơva tại Ukraina. Việc Trump ủng hộ quan điểm của Nga về việc Ukraina không gia nhập NATO và không thể trở lại đường biên giới năm 2014 có đủ để Putin chấp nhận đàm phán về một nền hòa bình lâu dài ? Các nỗ lực hướng đến ngừng bắn, mà Mỹ thúc đẩy, liệu có mở ra cơ hội cho đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột, hay sẽ chỉ dẫn đến tạm « đóng băng » xung đột, để rồi chiến tranh bùng nổ trở lại, như điều đã diễn ra sau các thỏa thuận Minsk 1 và Minsk 2 (2014 – 2015) ? Tự chủ quốc phòng và an ninh: Châu Âu sẽ trả giá đắt nếu thiếu một « chiến lược chung vững chắc » Bất luận việc tìm kiếm ngừng bắn và đàm phán Nga – Ukraina xoay chuyển ra sao, có một điều rõ ràng là châu Âu đang nỗ lực gấp bội trong việc thúc đẩy nền quốc phòng chung. Đây là điều chưa từng có kể từ sau Đệ nhị Thế chiến, khi an ninh của châu Âu trong 80 năm qua, về cơ bản do Mỹ đảm trách. Sự kiện đáng chú ý trong tuần qua là ngày 11/03/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tổng tham mưu trưởng quân đội của 30 nước thành viên Liên Âu cùng Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không có Mỹ. Mục tiêu chính là nhằm xác định các bảo đảm an ninh cho Ukraina trong trường hợp hưu chiến, đồng thời xem xét một cơ cấu phòng thủ chung cho châu lục. Đọc thêm : Tăng cường khả năng quân sự và yểm trợ Ukraina, trọng tâm thượng đỉnh Liên Âu Tăng cường gấp bội tiềm lực quân sự là cần thiết cho quốc phòng an ninh, nhưng xét về toàn cục, một « kiến trúc an ninh » bền vững cho châu Âu đòi hỏi một chiến lược tổng thể tính đến sự cân bằng lực lượng giữa các khối nước đối địch. Một nền hòa bình « lâu dài và bền vững » Nga – Ukraina phải chăng không thể thiếu yếu tố này ? Đọc thêm : TT Mỹ Donald Trump muốn đàm phán về phi hạt nhân hóa với Nga và Trung Quốc Nhà ngoại giao Pháp kỳ cựu Pierre Vimont (*) khuyến cáo châu Âu không nên thụ động « chờ đợi » chính sách của Trump và « cần khẩn trương tham vấn Kiev để bắt đầu cùng suy nghĩ về một lối thoát khỏi chiến tranh phù hợp với lợi ích an ninh của châu Âu » (trích tham luận : « Ukraine : l'année de la paix incertaine / Ukraina : Năm của hòa bình đầy bất trắc », đăng tải trên tạp chí Politique étrangère, vol. 90, n° 1, Mùa xuân 2025, tr. 95). Thách thức với châu Âu là phải chuẩn bị chiến lược để đối phó với « thế cân bằng bấp bênh về địa-chính trị » với Nga trong nhiều năm tới, phải « học cách xây dựng thế trận an ninh vững chắc hơn dọc biên giới phía đông, quản lý chính sách trừng phạt có khả năng sẽ phải kéo dài và tiến hành các hành động ngoại giao đủ sức chống lại các nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của châu Âu trên toàn cầu ». Đối phó được với trật tự an ninh bất ổn này sẽ cho phép châu Âu trở thành « một thực thể địa chính trị thực sự ». Đọc thêm : Bảo vệ Ukraina và tái lập quan hệ với Nga - Thách thức của một « kiến trúc an ninh châu Âu » mới (phần cuối bài) Trước khi chiến tranh bùng nổ đầu năm 2022, các nước châu Âu đã từng ở thế bị động. Hơn 3 năm sau, liệu châu Âu có đủ năng lực vươn lên xác lập một chiến lược chung để hướng đến « một nền hòa bình công bằng và bền vững » cho Ukraina, cho châu Âu hay không ?« Thiếu đi một chiến lược chung vững chắc, Liên Hiệp Châu Âu ắt có nguy cơ sẽ phải trả giá đắt » một lần nữa, nhà ngoại giao Pierre Vimont cảnh báo. Trump và « chiến tranh thuế »: Hứng khởi của giới đầu tư tắt ngấm, kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái Gần 2 tháng kể từ khi lên cầm quyền, chính sách đe dọa tăng thuế mạnh và ồ ạt, cùng lúc tiền hậu bất nhất, của tổng thống Mỹ nhắm vào nhiều nước, trong đó có nhiều quốc gia đồng minh, như Mêhicô, Canada, Liên Âu, từ nhiều tuần qua, bắt đầu để lại những hậu quả rõ nét đối với giới đầu tư. Cụ thể như ngày thứ ba, 11/03, tổng thống Trump quyết định tăng thuế đến 50% với các mặt hàng nhôm và thép của Canada, nhưng ngay lập tức quyết định hoãn lại, để rồi hôm sau lại thông báo tăng lên 25%. Ông Trump khẳng định chủ trương tăng thuế hàng nhập khẩu đối với các nước xuất siêu vào Mỹ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài lập cơ sở sản xuất ngay trên đất Mỹ. Trên thực tế, theo giới chuyên gia, với chính sách chống lại các nền tảng của thương mại quốc tế đương đại này, gậy ông sẽ đập lưng ông. Trả lời đài RFI, kinh tế gia Bruno Colmant, giáo sư Trường đại học Tự do Bruxelles (Bỉ), giải thích về các hậu quả của chính sách này. Giải thích được đưa ra trước khi ông Trump tung ra quyết định tăng thuế với các mặt hàng thép nhôm nói trên: « Chúng ta đã quay trở lại điểm xuất phát ban đầu, bởi hôm nay chỉ số chứng khoán có uy tín S&P đã trở về ngang với thời điểm ông Trump đắc cử tổng thống, thậm chí còn thấp hơn. Điều này có nghĩa là niềm hứng khởi cao độ của giới đầu tư sau khi Trump đắc cử đã biến mất. Việc tăng thuế nhập khẩu có nghĩa là tất cả những gì mà người Mỹ nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn. Chúng ta biết rằng nước Mỹ nhập nhiều hơn xuất, điều đó có nghĩa là người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Mặt khác, các nước khác cũng bắt đầu phản ứng lại, như Canada và có thể sau đó là Mêhicô. Và trên thực tế, các nhà xuất khẩu Mỹ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ phải gánh chịu hậu quả do các biện pháp trả đũa ». Đầu tháng 3/2025, chỉ trong một vài ngày, tiền lời trên sàn chứng khoán mà các ngân hàng lớn của Mỹ JPMorgan Chase, Citigroup, Bank of America hay Goldman Sachs thu được kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống, ngày 05/11/2024, đã bốc hơi hoàn toàn. Theo kinh tế gia trưởng của JPMorgan, ông Bruce Kasman, trong cuộc trả lời phỏng vấn Reuters ngày 12/03/2025, nếu các chính sách tăng thuế được chính quyền Trump áp dụng như dự kiến từ ngày 01/04, với hệ quả là các trả đũa thương mại, thì xác suất kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái « có thể lên đến 50% hoặc hơn ». Trump và áp lực tài chính chưa từng có: Liên Hiệp Quốc cải tổ triệt để ở tuổi 80 Đối với tổ chức Liên Hiệp Quốc, vừa tròn 80 tuổi, ngày 12/03/2025 là một ngày đặc biệt. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres quyết định tung ra sáng kiến UN80 nhằm cải tổ triệt để định chế này. Vì sao Liên Hiệp Quốc cải tổ vào lúc này ? Thông tín viên Carrie Nooten từ New York giải thích : « Việc Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của Liên Hiệp Quốc, trả tiền ngày càng chậm hơn trong năm, đang gây áp lực lên t ổ chức này. Sự sụt giảm của ngân sách viện trợ nhân đạo và các đợt cắt giảm ngân sách gần đây hiện đang làm suy yếu toàn bộ thể chế khiến người đứng đầu Liên H iệp Quốc buộc phải khởi xướng cuộc cải cách mới này. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã đặc biệt cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ khi trình bày sáng kiến UN80 ngày hôm qua . Ông nói Liên Hiệp Quốc phải ‘‘ thực hiện hiệu quả các mục tiêu của mình ’’ và chịu trách nhiệm trước ‘‘những người đóng thuế trên toàn thế giới ’’, tài trợ cho tổ chức này. Tổng thư ký Antonio Guterres đã chọn các từ ngữ được Donald Trump và các cộng sự ưa thích. Ông Daniel Forti, nhà phân tích t huộc tổ chức tư vấn International Crisis Group giải thích : ‘‘r ất khó để đánh giá sáng kiến này , nếu không tính đến những gì đang diễn ra ở Washington, nhưng rõ ràng là Mỹ không phải là quốc gia duy nhất muốn Liên H iệp Quốc tiến hành hoạt động này. Châu Âu, nói riêng, hiện tại đang chuyển hướng chi tiêu nhiều cho lĩnh vực quốc phòng và các nhu cầu nội bộ . Trong khi đó, các vị biết đấy, phần lớn thế giới đang thất vọng với các nước phương Bắc , vì không cung cấp đủ kinh phí cho phát triển, cho viện trợ và hỗ trợ nhân đạo. Chúng tôi thấy một số quốc gia mong muốn có một sáng kiến như vậy, có lẽ không đến mức phô trương như Mỹ, nhưng Hoa Kỳ không phải là b ên duy nhất quan tâm.» Hiện vẫn chưa có thời hạn cụ thể nào được ấn định cho việc hoàn tất cuộc kiểm toán UN80 đối với Liên Hiệp Quốc . » « Trời có mắt »: Cựu tổng thống Philippines bị Tòa án quốc tế bắt giữ khẩn cấp Trong lĩnh vực nhân quyền, ngày 11/03/2025 có thể sẽ được ghi nhận như một thời điểm lịch sử. Cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị bắt ngay tại sân bay khi trở về từ Hồng Kông, và bị áp tải ngay trong đêm sang Tòa hình sự quốc tế ở Hà Lan, nơi ông Duterte phải ra hầu tòa vì cáo buộc phạm « tội ác chống nhân loại ». Trả lời RFI, chuyên gia Aymeric Alluin, thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International France, giải thích về ý nghĩa của sự kiện này : « Đây là một sự kiện chưa từng có. Nếu xét riêng việc bắt giữ này thì có thể là chuyện bình thường, nhưng nếu đặt việc này trong bối cảnh hiện nay thì hoàn toàn không phải như vậy. Hiện tại chúng ta thấy là tư pháp quốc tế đang bị thách thức. Nhiều quốc gia thành viên sáng lập Tòa án Hình sự quốc tế đã không ngừng chỉ trích và phủ nhận định chế này. Nhưng như chúng ta thấy, nếu các quốc gia có thiện chí thì tư pháp vận hành. Đây là một thông điệp tuyệt vời về việc tư pháp quốc tế vẫn đang hoạt động. Đây là một thông điệp tuyệt vời gửi đến các nạn nhân. Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ tiếp tục truy tố các lãnh đạo cao cấp. Thông điệp được gửi đi ở đây là : đây là một trường hợp của Philippines, nhưng ngày mai có thể là nước Nga, liên quan đến chiến tranh tại Ukraina. Đây là một thông điệp cảnh báo quan trọng gửi đến tất cả các lãnh đạo cao cấp. Hãy giữ vững niềm tin ! Đặc biệt là niềm tin vào định chế tư pháp quốc tế ». Ghi chú (*) Pierre Vimont nguyên là tổng thư ký điều hành của cơ quan đối ngoại Liên Âu, người được tổng thống Pháp Macron bổ nhiệm làm đại diện đặc biệt trong các đối thoại vì « một kiến trúc an ninh châu Âu và xây dựng niềm tin với Nga » năm 2019.…
T
Tạp chí đặc biệt


1 "Giờ của Sự thật": Dự án mỏ Mỹ-Ukraina đổ bể, Đức muốn dựa ''ô hạt nhân'' Pháp 9:36
9:36
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب9:36
Dự án Thỏa thuận Mỹ-Ukraina về khoáng sản chiến lược, đánh đổi việc Washington có biện pháp bảo vệ an ninh cho Kiev trước Nga, vừa tan vỡ. Lo sợ bị Washington bỏ rơi, Liên Âu tăng tốc bàn thảo về hợp tác phát triển nền quốc phòng của khối ; nước Đức lần đầu tiên trong lịch sử ngỏ ý muốn được ô hạt nhân Pháp bảo vệ. Nga tận dụng cơ hội chính quyền Trump nóng lòng bình thường hóa quan hệ nhưng không có dấu hiệu Matxcơva xuống thang trong cuộc xâm lăng Ukraina. Chính sách với Ukraina quay ngoắt 180° của Trump so với chính quyền tiền nhiệm gây lo ngại tại Đài Loan trước nguy cơ Trung Quốc khai thác cơ hội để lấn tới. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này. ***** Dự án khai mỏ Ukraina từng được hy vọng làm cầu nối Kiev - Washington Dự án thỏa thuận với Mỹ về khai thác khoáng tại Ukraina đổi lại Washington tham gia bảo đảm về an ninh cho Kiev sau khi chiến tranh chấm dứt là tiêu điểm thời sự quốc tế tuần qua. Ngày thứ Hai, 24/02/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đích thân đến Nhà Trắng với mục tiêu chính là vận động tổng thống Donald Trump không bỏ rơi Kiev. Ngày 27/02, thủ tướng Anh Keir Steimer đến Washington D.C. với cùng mục tiêu. Dự án nhượng một phần lớn nguồn khoáng sản tại Ukraina cho Mỹ đã được chính quyền Kiev đề xuất từ hồi mùa thu năm ngoái trong chuyến công du Mỹ của tổng thống Volodymyr Zelensky. Chính quyền Ukraina và một số thế lực trong đảng Cộng Hòa hy vọng thỏa thuận hai bên cùng có lợi này sẽ cho phép nước Mỹ, trong trường hợp Trump trở lại, tiếp tục hậu thuẫn Ukraina về quân sự. Sau hai tuần lễ thương lượng căng thẳng, hai bên dường như đã đạt được « một thỏa thuận khung » về khai thác khoáng sản gắn với một Quỹ tái thiết Ukraina do Mỹ - Ukraina đồng chủ trì. Ngày 28/02 được kỳ vọng sẽ là dịp ký kết thỏa thuận, mà theo Washington là một điều kiện căn bản mở đường cho việc chấm dứt chiến tranh với Nga. Tuy nhiên, cuộc gặp Trump – Zelensky tại Nhà Trắng rút cục đã biến thành một cuộc đấu khẩu. Họp báo bị hủy, Nhà Trắng yêu cầu đoàn của tổng thống Zenlensky về sớm. Thỏa thuận sụp đổ. Hai quan điểm đối lập về « hòa bình » và thất bại « được báo trước » Với chính quyền Trump, lỗi thuộc về bên tổng thống Zelensky, bị lên án đã không thực sự mong muốn « hòa bình », thậm chí bị coi là có trách nhiệm về nguy cơ bùng nổ một cuộc « Đại chiến thế giới thứ ba ». Tuy nhiên, quan niệm của Kiev về « hòa bình » là khác hẳn với Mỹ. « Hòa bình » không chỉ là « đình chiến ». Một nền hòa bình lâu bền phải có được sự bảo đảm an ninh của các cường quốc, để Nga không dám tấn công trở lại. Như vậy, mấu chốt của thất bại, với Kiev, là do phía Mỹ đã không đưa ra bất cứ một đảm bảo rõ ràng nào về an ninh, ngoại trừ việc ngầm định rằng việc kinh doanh của các công ty khai thác Mỹ tại Ukraina trong tương lai được coi là biện pháp ngăn ngừa mọi mưu toan xâm lược lần nữa của Nga. Đọc thêm : Thỏa thuận khai thác mỏ quặng với Mỹ có giúp « bảo đảm an ninh » cho Ukraina ? Trả lời đài Pháp France Info, nhà chính trị học Nicolas Tenzer nêu ra một số lý do chính khiến thất bại nói trên là điều hoàn toàn có thể dự đoán : « Diễn biến này là hoàn toàn có thể hình dung trước, tất nhiên không phải là đến từng chi tiết. Nhưng thái độ của Trump và của phó tổng thống J.D. Vance đối với tổng thống Ukraina Zelensky rõ ràng là sự tiếp nối của hai lập trường căn bản. Thứ nhất là nước Mỹ của Trump thể hiện lập trường tương tự như lãnh đạo Nga Putin. Không chút lưỡng lự ! Họ còn hơn cả giống nhau nữa ! Có thể nói, trên thực tế, cả hai đều thể hiện là kẻ thù của Ukraina, và như vậy cũng là kẻ thù của châu Âu, của Thế giới Tự do. Điều thứ hai là Trump không có bất cứ sự tôn trọng nào đối với luật pháp, luật pháp quốc tế. Luật pháp không có ý nghĩa gì với ông ta cả ! Đối với ông ta, không có sự khác biệt giữa nạn nhân và thủ phạm, giữa kẻ hành hung và người bị hành hung. Mọi thứ đều chỉ là tương quan sức mạnh. Đối với ông ta, sẽ không có chuyện xét xử Putin và các đồng sự về các tội ác, theo luật pháp quốc tế về nhân đạo. Trong đầu óc ông ta, thậm chí không có khái niệm về tội ác. Bên cạnh đó là thái độ khinh bỉ của nước Mỹ của Trump đối với các dân tộc bị coi là nước nhỏ, hoặc tầm trung. Với Trump, việc tiếp một nhân vật, một người được coi là anh hùng của Ukraina, hoàn toàn không mang lại một giá trị tinh thần nào. Đối với ông ta, những quy tắc đạo lý tối thiểu trên thực tế hoàn toàn không tồn tại ! » Kiev cố duy trì quan hệ mong manh với Mỹ, hy vọng không bị cắt hoàn toàn vũ khí Châu Âu nói chung và Ukraina nói riêng đang trong tình thế đi dây trong quan hệ với Mỹ. Trước chuyến đi Washington bị coi là thất bại, tổng thống Ukraina hoàn toàn không ảo tưởng. Zelensky nói thẳng là dự án thỏa thuận khai mỏ « có thể đại thắng, nhưng cũng có thể bị bác bỏ hoàn toàn », và điều này « phụ thuộc vào các thương lượn g » với Trump. Bất chấp cuộc họp đổ vỡ căng thẳng tại Nhà Trắng, tổng thống Ukraina đã cảm ơn nước Mỹ trong một tin nhắn trên X: « Cảm ơn sự hỗ trợ của các bạn, cảm ơn vì chuyến đi này (…) Ukraina cần một nền hòa bình công bằng và lâu dài, và chúng tôi đang nỗ lực cho điều đó . » Sau cuộc gặp Zelensky – Trump, tổng thống Pháp một mặt khẳng định đứng hoàn toàn về phía chính nghĩa của Ukraina trong cuộc chiến chống xâm lăng, mặt khác kêu gọi hai bên bình tĩnh. Ông Macron cho biết đã điện đàm với hai tổng thống Mỹ và Ukraina. Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi tổng thống Ukraina nỗ lực « tái lập quan hệ » với Trump. Trả lời AFP, chuyên gia Brian Finucane, thuộc International Crisis Group, cho biết mối quan tâm lớn của Kiev hiện nay là làm sao để Mỹ không cắt hoàn toàn các khoản viện trợ quân sự, đã được lên kế hoạch dưới thời Biden. Hiện tại Trump chưa quyết định cắt, nhưng theo nhà phân tích chính trị kỳ cựu Ukraina, Volodymyr Fesenko, giám đốc trung tâm tư vấn Penta, « việc cắt đứt này sớm muộn cũng sẽ xảy ra ». Châu Âu : Nạn nhân của sự « phản bội » hay lãnh đạo tương lai của « Thế giới Tự do » ? Sự đổ vỡ của thỏa thuận khai khoáng Mỹ - Ukraina, gây nhiều thất vọng với không ít người, trên thực tế chỉ là một trong số hàng loạt sự kiện nối tiếp nhau, hệ quả của việc chính quyền Trump đảo chính sách trong quan hệ với các đồng minh châu Âu. Cuộc điện đàm Trump – Putin ngày 12/02, phát biểu của các lãnh đạo Mỹ tại Hội nghị an ninh quốc tế Munich hồi giữa tháng cho thấy chính quyền Trump về nhiều điểm gần gũi với Nga hơn với châu Âu. Châu Âu thấy bị Mỹ « phản bội » sau cuộc điện đàm Trump – Putin, mà tổng thống Mỹ đã tỏ ra nhân nhượng với Nga trên lưng châu Âu. Cảm giác bị phản bội với châu Âu càng thêm rõ ràng với việc Mỹ hoàn toàn đứng về lập trường của Nga trong ba nghị quyết Liên Hiệp Quốc về chiến tranh tại Ukraina hôm 24/02, dịp tròn 3 năm cuộc xâm lăng. Bỏ phiếu chống nghị quyết cùng với Matxcơva tại Đại Hội Đồng lên án Nga xâm lược Ukraina, và bỏ phiếu thuận cùng Matxcơva trong nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An kêu gọi chấm dứt chiến tranh, nhưng không nhắc đến toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Đọc thêm - Đáp trả đòn thuế quan của TT Mỹ: Đã có vũ khí, nhưng châu Âu có sẵn sàng sử dụng ? Nhiều nhà ngoại giao châu Âu lo ngại tình hình sẽ còn tệ hơn với việc Mỹ phối hợp cùng Nga đệ trình một dự thảo nghị quyết chấm dứt chiến tranh tại Ukraina, theo quan điểm của Trump và Putin. Vật cực tắc phản : bị đẩy vào chân tường, châu Âu được đặt trước đòi hỏi thay đổi triệt để. Sau cuộc đàm phán đổ vỡ Trump – Zelensky, lãnh đạo ngoại giao châu Âu tuyên bố : « Điều đã trở nên rõ ràng là thế giới tự do cần đến một lãnh đạo mới. Chính chúng ta, những người châu Âu phải đứng lên hóa giải thách thức này. » Đức muốn « ô hạt nhân » của Paris , Pháp kêu gọi châu Âu tăng tốc « tự chủ quốc phòng » Trong bối cảnh này, nhiều nước châu Âu và trước hết là Đức, tăng tốc thúc đẩy việc xây dựng nền quốc phòng chung. Thủ tướng tương lai Đức, ông Friedrich Merz, lãnh đạo đảng Dân Chủ - Thiên Chúa Giáo Đức, về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội 23/02, ngỏ ý sẵn sàng đặt nước Đức dưới sự bảo trợ hạt nhân của láng giềng Pháp. Theo giới quan sát, đây là một « tuyên bố mang tính lịch sử ». Đọc thêm : "Đầu tầu" Pháp chờ "động cơ" Đức để cùng vực dậy an ninh châu Âu Chính phủ Pháp hôm 01/03 đã kêu gọi Liên Âu « lấy lại quyền tự chủ hoàn toàn » trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời cho biết muốn huy động thêm đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này. Tuyên bố được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh tại Bruxelles vào tuần tới về Ukraina và các vấn đề an ninh châu Âu. Bộ trưởng Kinh tế Pháp Eric Lombard, trong một cuộc trả lời phỏng báo Le Parisien, nhấn mạnh đến việc cần khẳng định « quyền tự chủ chiến lược của châu Âu trong NATO, mà vai trò của khối này trong hiện tại chưa bị tổng thống Trump phủ nhận ». Trả lời ban quốc tế đài RFI, tướng Dominique Trinquand, chuyên gia về các vấn đề địa-chiến lược, nhận định : « Cũng cần nhớ lại đây không phải chỉ là đề nghị của tổng thống Macron, mà của cả nhiều tổng thống tiền nhiệm. Cho đến nay, chưa có một quốc gia châu Âu nào đáp ứng đề nghị của Pháp, bởi tất cả đều dựa vào ô hạt nhân của Mỹ. Đây là lần đầu tiên thủ tướng tương lai của Đức đã nêu khả năng này. Tôi tin rằng đây là một thay đổi lớn tại châu Âu. Ô hạt nhân không phải là việc thiết lập các cơ sở vũ khí hạt nhân tại nước Đức hay nơi khác, do bởi phần cơ bản của lực lượng hạt nhân của Pháp dựa vào các tàu ngầm hạt nhân ở Đại Tây Dương. Dĩ nhiên, sẽ có các thảo luận giữa các nước châu Âu và Pháp về chủ đề này, nhưng điều đó không có nghĩa là việc bấm nút hạt nhân phải cần đến quyết định của 27 nước. Ô hạt nhân có nghĩa là sức mạnh răn đe hạt nhân Pháp sẽ được mở rộng sang các nước châu Âu, nhưng luôn do Pháp chỉ huy. Quá trình xây dựng nền quốc phòng châu Âu đang được thúc đẩy nhanh chóng do hai đòn đau điếng. Thứ nhất là việc Nga tấn công Ukraina từ 3 năm nay. Châu Âu đã thức tỉnh, tăng ngân sách quốc phòng và quyết định tổ chức tốt hơn nền quốc phòng. Đòn đau điếng thứ hai dĩ nhiên là việc Trump lên nắm quyền, có thể ví như một cú đạp mạnh buộc châu Âu phải gia tốc. Cuộc chiến tranh ở phía đông châu Âu, và việc Trump lên nắm quyền là hai tác nhân buộc châu Âu tăng tốc xây dựng, không phải trong một vài thập niên mà chỉ trong một vài năm, một nền quốc phòng tự trị của châu Âu . » Nga tranh thủ « quan hệ » với Mỹ cùng lúc siết chặt hợp tác với Trung Quốc Việc chính quyền Trump muốn nhanh chóng cải thiện quan hệ với Nga được đón nhận ra sao từ phía Matxcơva ? Trong tuần qua, hai bên đã có các đàm phán lần thứ hai tại Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung vào việc tái lập quan hệ ngoại giao bình thường, Matxcơva đề xuất mở đường bay trở lại, cùng với việc khẳng định không chấp nhận các nhân nhượng về các vùng lãnh thổ đã chiếm được tại Ukraina. Một số người so việc chính quyền Trump cải thiện quan hệ với Nga như chính quyền thời Nixon thiết lập quan hệ với Trung Quốc, để cô lập Liên Xô. Tuy nhiên, đây là một « đánh giá sai lầm về lịch sử », vì thời Nixon, thế lực Trung Quốc còn « yếu », và Bắc Kinh « bị cô lập », và đang lo sợ bị Nga tấn công, theo chuyên gia Elizabeth Wishnick, thuộc Viện Weatherhead East Asian Institute, Đại học Columbia. Giờ đây Trung Quốc là một siêu cường thứ hai thế giới, cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, và đang có mối quan hệ mật thiết với Nga. Đọc thêm : Với chính sách « bất nhất », Trump đang « nhường thế giới cho Trung Quốc » Chuyên gia Alexander Gabuev, giám đốc trung tâm Centre Carnegie Russie Eurasie, có trụ sở tại Berlin, trong một cuộc trả lời phỏng vấn AFP, cũng lưu ý đến khả năng Matxcơva chắc chắn có thủ đoạn « để khiến tổng thống Mỹ tin rằng Matxcơva có thể giữ khoảng cách với Trung Quốc ». Trả lời ban quốc tế đài RFI, chuyên gia Emmanuel Véron, Viện INALCO, nhấn mạnh: « Các liên hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh trong thời điểm hiện nay là hết sức mạnh mẽ, hết sức mang tính hệ thống và hết sức sâu sắc. Chúng ta thấy qua chuyến công du của cựu bộ trưởng Quốc Phòng Shoigu, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga đến Bắc Kinh mới đây để bàn về các vấn đề chiến lược và quân sự, và có thể về chính trị, nhưng trước hết là về chiến lược quân sự, có nghĩa là lập trường của hai bên về các hợp tác, trao đổi…trong lĩnh vực quân sự. Dĩ nhiên là có sự đảo ngược trong chính sách của Mỹ, với mục tiêu tìm cách tách Nga ra khỏi Trung Quốc. Nhưng trong hiện tại, điều này chưa xảy ra. Điều rõ ràng là Matxcơva sẽ bắt cá hai tay. Về việc này Bắc Kinh có thể lo ngại ở một mức độ nhất định, nhưng Trung Quốc tin tưởng vào mối quan hệ bền chặt song phương. Do đó mà có việc Bắc Kinh tiếp Soigu tại Trung Quốc ». Theo chuyên gia Elizabeth Wishnick, Đại học Columbia, đối với Trung Quốc, « kịch bản tối ưu sẽ là một nước Nga duy trì được các lợi ích lãnh thổ ở Ukraina và tái hòa nhập cộng đồng quốc tế ». « Kịch bản tối ưu » của Trung Quốc cũng dường như cũng là mục tiêu của tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump. Phiên họp nội các đầu tiên của chính quyền Trump: Mỹ thờ ơ với việc bảo vệ Đài Loan Ngoài các nước châu Âu, có lẽ ít nơi nào chú ý đến chính sách an ninh quốc tế của tổng thống Mỹ như Đài Loan. Trong tuần qua, lần đầu tiên kể từ khi lên cầm quyền, chính quyền Trump có cuộc họp nội các. Donald Trump tỏ thái độ hờ hững trước đe dọa của Trung Quốc với Đài Loan. Thông tín viên Guillaume Naudin tường trình từ Washington : « Trái ngược v ới cuộc họp hàng tuần của Hội đồng Bộ trưởng Pháp, vốn là cuộc họp làm việc, cuộc họp nội các Mỹ , được tổ chức giãn cách hơn, chủ yếu là vì mục tiêu truyền thông. Tổng thống Donald Trump không hề ngần ngại. Trump xác nhận tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky sẽ tới Washington vào thứ Sáu này để ký kết một thỏa thuận về đất hiếm và khoáng sản ở Ukrain a . Tuy nhiên, Trump cho biết Mỹ sẽ không cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine trong các cuộc đàm phán đang tiến hành với Nga để chấm dứt chiến tranh. Đối với tổng thống Mỹ , đấy là trách nhiệm của châu Âu , trong lúc các nước châu Âu vẫn t ìm cách đạt được một số bảo đảm về an ninh cho Ukraina từ Washington. Tuy nhiên, nh ững gì họ nhận được cho đến nay chủ yếu là đe dọa về chiến tranh thương mại và những lời lẽ hoa mỹ. Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hải quan lên tới 25% đối với các sản phẩm từ Liên Âu, khối nước mà Trump cho là đã được lập ra để bóc lột Mỹ . Donald Trump cũng n ói thêm với một người bạn truyền thống khác của Mỹ rằng Hoa Kỳ không hề có ý định cam kết sẽ ngăn chặn Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ngược lại, Trump còn khoe về mối quan hệ tuyệt vời của cá nhân ông với nhân vật số 1 Trung Quốc Tập Cận Bình. » Thái độ của Trump với Ukraina khiến người Đài Loan lo ngại Trả lời hãng tin Đức DW , ông Vương Định Vũ (Wang Ting-yu), chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại và Quốc phòng Đài Loan, cho biết « lòng tin trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các đồng minh ở Châu Á là mối quan tâm lớn nhất của ông ». Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại và Quốc phòng Đài Loan chú ý đến tình trạng « chính phủ thiểu số ở Nhật Bản », « khoảng trống quyền lực ở Hàn Quốc » sau nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của tổng thống Yoon Suk Yeol, và « sự chia rẽ sâu sắc » giữa tổng thống Philippines Ferdinant Marcos và phó tổng thống Sara Duterte là những nguồn bất ổn tiềm tàng tại các quốc gia có Hiệp ước phòng thủ chung với Hoa Kỳ. Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại và Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh : « Nếu có bất cứ điều gì phá hoại lòng tin giữa các đồng minh này với Hoa Kỳ hoặc Châu Âu, thì họ sẽ xích lại gần Bắc Kinh hơn. Bất cứ điều gì làm suy yếu lòng tin đó sẽ làm thay đổi thực trạng trong khu vực, và thay đổi đó sẽ không thể đảo chiều trong nhiều năm ». Đọc thêm - Nguy cơ Trung Quốc đánh chiếm: Đài Loan chuẩn bị công luận quốc tế và trong nước như thế nào Amanda Hsiao, giám đốc bộ phận về Trung Quốc của Eurasia Group, cho biết lập trường của Trump sẽ ảnh hưởng đến niềm tin vào Mỹ ở Đài Loan : « Nếu một phần dân cư Đài Loan mất lòng tin sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng răn đe quân sự, và duy trì động lực xây dựng nền quốc phòng của Đài Loan ». Hãng tin Mỹ AP dẫn lời ông Daniel Russel, người từng giữ các vị trí cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia và bộ Ngoại Giao Mỹ, theo đó chính sách tiền hậu bất nhất, rất khó lường của Donald Trump khiến Trung Quốc có thể đẩy mạnh các chính sách chống Đài Loan, và làm giảm mạnh mức độ tin cậy của các đồng minh của Mỹ tại châu Á. Các đồng minh thậm chí có thể xem xét lại việc phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ.…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Chỉ trong một tháng Donald Trump làm xáo trộn nước Mỹ như thế nào ? 8:55
8:55
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب8:55
Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ xáo trộn như thế nào sau một tháng lên cầm quyền ? Ukraina cầm cự trước Nga được bao lâu nếu Mỹ quay lưng ? Tại Cam Bốt, tính mạng của hàng ngàn người bị đe dọa vì Hoa Kỳ ngừng hỗ trợ rà phá bom mìn ; Bắc Triều Tiên mở cửa trở lại tiếp đón khách du lịch quốc tế, là những chủ đề chính trong mục tạp chí Thế giới Đó đây tuần này. Hôm thứ Năm vừa qua, 20/02, tổng thống Donald Trump đánh dấu một tháng quay trở lại Nhà Trắng. Những tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông được đánh dấu bằng việc bổ nhiệm nội các gây nhiều tranh cãi, nhất là vị trí bộ trưởng Quốc Phòng của Pete Hegseth, với cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện. Ông Trump cũng gây chú ý bằng cách đổi tên vịnh Mehicô thành Vịnh Hoa Kỳ, gây ra sự phản đối trong nước và từ tổng thống thống Mêhicô. Với khẩu hiệu được duy trì từ nhiệm kỳ đầu, « America First », tổng thống Trump đã mở ra nhiều mặt trận thương mại, với Canada, Trung Quốc, và Liên Hiệp Châu Âu, bằng các chính sách thuế quan để bảo vệ thị trường nội địa. Tháng đầu tiên của chính quyền Trump cũng cho thấy vai trò của tỷ phú Elon Musk, đứng đầu bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), với các quyết định sa thải hàng loạt, cắt giảm nhiều khoản hỗ trợ nước ngoài của Hoa Kỳ. Giáo sư khoa học chính trị D. Stephen Voss của Đại học Kentucky trả lời Newsweek, cho rằng « Trump đã học được từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Lần này, Trump rõ ràng nhận ra tầm quan trọng của việc thay đổi chính sách nhiều nhất có thể, ở mức độ chưa từng có… » Giáo sư Robert Collins thuộc Đại học Dillard, ví tháng đầu tiên của Trump giống như « tuần trăng mật » ở Nhà Trắng. Trả lời tạp chí Newsweek, ông giải thích « Trump ở nhiệm kỳ hai đã hành động nhanh chóng và phá vỡ mọi thứ, để xây dựng lại chính phủ theo hình ảnh của mình, bởi vì ông ta hiểu rằng một khi dư luận bắt đầu chống lại mình, thì sẽ dần mất đi những người ủng hộ trong đảng Cộng Hòa ở Quốc Hội ở các bang dao động, vì họ sẽ lo lắng về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của mình. Như vậy, ông ấy có rất ít thời gian để hoàn thành chương trình nghị sự. » Bà Anne Deysine, chuyên gia về chính trị Hoa Kỳ, giảng viên tại đại học Paris-Nanterre, trả lời RFI Pháp ngữ cho rằng « hiện tại tỷ lệ ủng hộ Donald Trump vào khoảng 50 %, nhưng đang bắt đầu giảm xuống, vì tỷ lệ lạm phát đang tăng trở lại. Cuộc truy quét người di cư, những người nhập cư không giấy tờ khiến cho những người này phải « kín tiếng », sợ hãi, và ngừng tiêu dùng. Ở một số thành phố, các cửa hàng cố gắng giữ khách, có nguy cơ phải đóng cửa hàng loạt. Thêm vào đó, đe dọa tăng thuế quan, hay sự trả đũa của các nước khác đối với Hoa Kỳ, cũng có thể khiến tình trạng lạm phát trầm trọng hơn. Những lời hứa của Donald Trump đã tác động nhiều đến cử tri, những người do dự, vì họ cho rằng chính quyền Biden không quan tâm đầy đủ đến những vấn đề lạm phát và sức mua. Nhưng hiện giờ, họ nhận ra rằng là giá trứng đã tăng gấp nhiều lần. Ông Trump cũng bắt đầu thừa nhận là sẽ có chút khó khăn, nhưng vì một mục đích tốt và mọi chuyện sẽ ổn thôi, như mọi khi, tức là ổn là nhờ ông Trump ». Về đối ngoại, sự can dự của Trump vào cuộc chiến ở Ukraina cũng đã gây ra nhiều tranh cãi, khi nguyên thủ Mỹ quay lưng lại với đồng minh châu Âu, bắt tay với Nga, gạt Ukraina khỏi bàn đàm phán hòa bình, thậm chí còn đưa ra những tuyên bố sai lệch gây sốc, ví dụ như cho rằng chính Ukraina đã khai mào cuộc chiến, chứ không phải Nga xâm lược. Ông Trump cũng chỉ trích những viện trợ cho Ukraina được cấp bởi chính quyền Biden. « Ukraina chỉ cầm cự được 6 tháng » Không còn sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Ukraina có nguy cơ chỉ « cầm cự được 6 tháng là tối đa trước đà tiến của Nga » , theo nhận định từ trung tướng Ihor Romanenko của lực lượng vũ trang Ukraina, giải thích với Al-Jazeera vào ngày 17 tháng 2, trong Hội nghị Munich. « Châu Âu cũng không thể thay thế viện trợ của Mỹ ». Kể từ đầu cuộc chiến, Hoa Kỳ đã chi số tiền khổng lồ cho Kiev, theo Le Monde, là khoảng 70 tỷ đô la, chưa tính các khoản trợ cấp trực tiếp, với những thiết bị quân sự như hệ thống phòng không, chống tên lửa Patriot, được bố trí xung quanh các hạ tầng nhạy cảm, hoặc tại thủ đô Kiev. Để hệ thống Patriot hoạt động được thì cũng cần rất nhiều tên lửa đánh chặn, và cũng do Mỹ cung cấp. Sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến việc chuyển giao F16 cho Ukraina, vốn chỉ vừa mới bắt đầu không lâu, hoặc đến những hỗ trợ liên quan đến chia sẻ thông tin tình báo hoặc an ninh viễn thông của Ukraina. Hiện vẫn chưa có tuyên bố công khai nào được đưa ra về việc này. Quỹ USAID của Hoa Kỳ bị đóng băng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các vệ tinh Starlink, không ai rõ Elon Musk có duy trì mạng lưới để vận hành các thiết bị đã được gửi đến Ukraina hay không. Cam Bốt : Hoạt động rà phá bom mìn bị ảnh hưởng do Mỹ ngừng viện trợ Tại Đông Nam Á, theo AFP, việc Hoa Kỳ ngừng viện trợ nước ngoài đã tác động một phần đến các hoạt động rà phá mìn tại Việt Nam và cả Cam Bốt, nơi mà bom mìn do chiến tranh để lại trong ba thập kỷ vẫn tiếp tục đe dọa cuộc sống của hàng ngàn người. Từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã tài trợ cho các hoạt động dọn dẹp những nơi bị mìn và các loại đạn dược chưa nổ đe dọa. Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã thả hàng ngàn tấn bom vào Cam Bốt vì cho rằng nước này « chứa những kẻ nổi loạn Cộng Sản ». Từ năm 1979, bom mìn đã khiến ít nhất 20 000 người chết tại nước này. Với chính sách mới của chính quyền Trump, một phần hoạt động rà phá mìn đã bị tạm ngưng, tác động đến công việc của 1000 nhân viên và chuyên gia, làm việc tại khu vực rộng 1600 km2, nơi sinh sống của gần 1 triệu người. Sau thông báo của Hoa Kỳ, Trung Quốc, một đồng minh lâu năm của Phnompenh vào tháng này, đã hứa hỗ trợ 4,4 triệu đôla cho các hoạt động này. Tuy nhiên hỗ trợ của Bắc Kinh chỉ gần bằng một nửa khoản tiền mà Washington cung cấp (gần 10 triệu đôla mỗi năm). Cam Bốt là nước đã tiến hành các hoạt động rà phá mìn trên diện tích rộng nhất vào năm 2023, tương đương với khoảng 167 km2. Được coi là chuyên gia trong lĩnh vực này, Phnompenh đã hỗ trợ đào tạo cho Ukraina khử mìn do cuộc chiến với Nga để lại. Bắc Triều Tiên mở cửa lại, đón khách quốc tế sau 5 năm cô lập vì Covid-19 Tại châu Á, tuần vừa qua cũng đánh dấu sự trở lại của những khách du lịch đầu tiên tại Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới từ 5 năm qua khi đại dịch Covid-19 nổ ra, khiến đất nước bị cô lập với thế giới. Trong khi khách du lịch Nga được phép vào Bắc Triều Tiên từ tháng Hai năm 2024 sau khi Matxcơva và Bình Nhưỡng thắt chặt quan hệ, quốc gia này vẫn đóng cửa với khách du lịch từ các nước khác, ngay cả với khách Trung Quốc (từng chiếm 90% lượng khách vào Bắc Triều Tiên trước đại dịch). Ngày 18/02, một công ty du lịch Trung Quốc cho biết đã được Bình Nhưỡng bật đèn xanh cho phép mở các tour du lịch đến khu vực Razon, gần biên giới với Nga và Trung Quốc. Đây là khu vực duy nhất, được thiết lập để đón du khách nước ngoài từ năm 1991. Ông Rowan Beard, quốc tịch Úc, điều hành tour của công ty Young Pionner Tours, có trụ sở tại Trung Quốc, là một trong những khách phương Tây đầu tiên quay trở lại Bắc Triều Tiên trong tuần này. Trả lời nhà báo Nicolas Rocca của RFI Pháp ngữ, ông Beard cho biết : « Đại dịch Covid-19 vẫn hiện diện trong tâm trí của người dân Bắc Triều Tiên. Họ đo nhiệt độ tại cửa khẩu, hỏi xem tình trạng sức khỏe ra sao, và thực hiện tất cả các biện pháp kiểm tra để chắc chắn rằng không ai gây ra vấn đề nào cho hệ thống y tế của nước này… Người dân rất vui mừng khi thấy những khách du lịch khác, không phải là người Nga. Ai cũng mong đợi rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm mở cửa trở lại đón khách, có thể vào tháng Tư ». Tất cả du khách đến Bắc Triều Tiên đều phải đăng ký với các tour du lịch có hướng dẫn viên, được Bình Nhưỡng phê duyệt, không được tự đi du lịch một mình. Du khách phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, bao gồm các hạn chế về chụp ảnh, nói chuyện và giao lưu với người dân địa phương. Các tour thường có giá khởi điểm từ 645 euro cho một khách, và kéo dài 4 đêm tại Rason. Theo nhiều báo cáo , có khoảng 5.000 khách du lịch phương Tây đến thăm Bắc Triều Tiên hàng năm trước khi nước này đóng cửa biên giới vì đại dịch. Việc mở cửa trở lại của Bình Nhưỡng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu về ngoại tệ, thay đổi trong chính sách ứng phó với đại dịch hoặc là nỗ lực nhằm tái hợp với cộng đồng quốc tế, theo các điều kiện riêng của Bình Nhưỡng. Quyền kiểm soát nghệ thuật loạt phim huyền thoại James Bond rơi vào tay Amazon Trong lĩnh vực văn hóa, Anh Quốc vừa mất đi « quyền kiểm soát về sáng tạo » của studio sản xuất phim James Bond, vào tay tập đoàn Hoa Kỳ Amazon sau khi đạt được thỏa thuận với gia đình Broccoli, nhà sản xuất lâu năm của bộ phim huyền thoại, có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử của nền điện ảnh thứ bảy. Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin cho biết thêm thông tin : « Amazon đã mua lại studio James Bond, MGM, vào năm 2021, nhưng nhà sản xuất, kiểm soát sáng tạo vẫn nằm trong tay Anh Quốc. Barbaba Brococoli và Michael Wilson, con gái và con rể của Cubby Brocolo, là nhà sản xuất phụ trách việc nhượng quyền phim từ năm 1962 cùng với Dr.No. Cả hai đều giám sát tất cả các loạt phim về điệp viên 007 từ năm 1995. Barbara Brocoli và Michael Wilson quản lý việc nhượng quyền, cho đến thứ Năm, 20/02, khi Amazon nắm quyền, phụ trách các lựa chọn về nghệ thuật, ví dụ như là sáng tạo tương lai của James Bond, Jeff Bezos ngay lập tức, đã yêu cầu những người theo dõi trên mạng xã hội đưa ra các gợi ý, không loại trừ các dự án ‘phái sinh’, theo cách mà Disney đã làm với Star Wards (Cuộc chiến giữa các Vì sao). Barbara Brocoli tỏ ra nghi ngờ với chính sách nghệ thuật của Amazon, nhưng anh trai của bà thì hy vọng nghỉ hưu và nhà sản xuất cho biết muốn dành thời gian vào những dự án khác. Số tiền chuyển nhượng không được tiết lộ ». Amazon đã mua lại hãng sản xuất phim huyền thoại Hollywood MGM vào năm 2022 với giá 8,45 tỷ đô la, trong đó bao gồm cả danh mục phim cũ về James Bond.…
T
Tạp chí đặc biệt


Cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ và Nga về Ukraina, Kiev chỉ được thông báo muộn màng. Washington đòi Liên Âu tham gia tích cực để thực hiện kế hoạch hòa bình cho Ukraina do Nhà Trắng và điện Kremlin phối hợp soạn ra. Thủ tướng Ấn Độ khéo léo bày tỏ thiện chí tránh để New Delhi lãnh búa rìu của Donald Trump trên mặt trận thương mại. Pháp cố gắng trở lại đường đua về trí tuệ nhân tạo, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ và Trung Quốc. Bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Mỹ Ngày 12/02/2025 tổng thống Mỹ và Nga điện đàm, đồng ý khởi động « ngay lập tức đàm phán » về Ukraina. Lãnh đạo hai nước sẽ trực tiếp gặp nhau « trong tương lai không xa », tìm kiếm một giải pháp « lâu dài » cho quốc gia châu Âu mà Matxcơva đã đưa quân sang xâm lược từ tháng 02/2022. Donald Trump nhận lời sẽ viếng thăm nước Nga và mời Vladimir Putin tham quan Nhà Trắng. Washington mong muốn Nga quay lại khối 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Tuyệt nhiên tổng thống Hoa Kỳ không đả động đến Liên Âu và cũng đã muộn màng nhìn nhận « Ukraina sẽ có tiếng nói trong tiến trình đàm phán ». Trên kênh truyền hình có khuynh hướng bảo thủ Newsmax, tổng thống Mỹ thứ 47 nhắc lại phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth, nhân cuộc họp đầu tiên của ông với các đối tác châu Âu tại Bruxelles, trụ sở của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương : Washington xua tan hy vọng Ukraina tìm lại toàn bộ lãnh thổ như trước 2014, tức là trước khi Nga chiếm bán đảo Crimée và đưa ra lập trường của Matxcơva : « Nga đã mất nhiều xương máu tại một số vùng lãnh thổ của Ukraina ». Không biết căn cứ vào thống kê nào, tổng thống Mỹ nói đến một cuộc xung đột làm « hàng triệu người chết » ở Ukraina ! Hai gáo nước lạnh Vào lúc tại Washington thông báo về cuộc điện đàm với tổng thống Nga, Vladimir Putin thì tại Bruxelles tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ vừa dội cho Ukraina 2 gáo nước lạnh và thẳng thừng tuyên bố an ninh lâu dài cho Ukraina thuộc về trách nhiệm của châu Âu. Pete Hegseth : « Giống như quý vị, chúng tôi cũng muốn Ukraina là một quốc gia có chủ quyền và thịnh vượng. Nhưng chúng ta phải bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng tìm lại đường biên giới như trước thời kỳ 2014 cho Ukraina là một mục tiêu không thực tế. Theo đuổi mục đích này chỉ nhằm kéo dài chiến tranh và đau khổ. Một nền hòa bình lâu dài cho Ukraina phải kèm theo những bảo đảm vững chắc về mặt an ninh để quốc gia này không phải đối mặt với chiến tranh thêm một lần nữa. Trong khuôn khổ một thỏa thuận hòa bình, Mỹ không nghĩ rằng kết nạp Ukraina vào NATO là điều có thể thực hiện. Quân đội các nước châu Âu và ngoài khối này sẽ có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho Ukraina (…) Để mọi việc được rõ ràng : bảo đảm an ninh cho Ukraina dưới hình thức nào đi chăng nữa, thì Hoa Kỳ cũng sẽ không triển khai quân sang Ukraina ». Tại Kiev, ngày 12/02/2025 Scott Bessent, bộ trưởng Tài Chính Mỹ hội kiến tổng thống Zelensky để trình bày về một thỏa thuận « hợp tác kinh tế » theo tinh thần đổi viện trợ của Mỹ lấy đất hiếm của Ukraina. Đến dự Hội Nghị An Ninh tại Munich, tổng thống Ukraina cho biết ông đã không ký kết vào văn bản này. Putin đạt được tất cả những gì mong muốn Nhìn nhận Nga đã mở rộng bờ cõi trên lãnh thổ Ukraina, cam kết Kiev không bao giờ được gia nhập NATO và lính Mỹ sẽ không hiện diện ngay sát cạnh biên giới của Nga : John Bolton, nguyên cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu, coi đây là « một sự đầu hàng » trước khi Hoa Kỳ tiến hành đàm phán với Vladimir Putin. Thông tín viên RFI David Thomson từ Miami, tường trình : « Từ khi đánh chiếm nước láng giềng Ukraina, Vladimir Putin là mục tiêu trừng phạt và bị cộng đồng quốc tế, mà đứng đầu là Mỹ, cô lập. Hiện tại, lính Nga trên chiến trường Ukraina vẫn bị tấn công bằng vũ khí và đạn dược mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho quân đội Ukraina. Nhưng Donald Trump đang làm thay đổi tình huống này. Trong ba tuần từ khi trở lại Nhà Trắng, Trump làm điều trái ngược hoàn toàn so với người tiền nhiệm. Trong suốt ba năm Joe Biden dứt khoát từ chối đối thoại với Vladimir Putin, nhưng Donald Trump thì đã điện đàm với chủ nhân điện Kremlin trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Ông hài lòng về cuộc đối thoại và đánh giá là ‘rất tích cực’ để khởi động ‘ngay lập tức’ đàm phán về Ukraina. Tổng thống Trump khẳng định ‘đang tiến bước trên con đường hòa bình. Tổng thống Putin muốn hòa bình, tổng thống Zelensky muốn hòa bình. Tôi muốn hòa bình. Donald Trump hy vọng đạt được một lệnh hưu chiến trong tương lai không xa. Lãnh đạo Nhà Trắng thậm chí còn mời Vladimir Putin viếng thăm Hoa Kỳ sau khi chủ nhân điện Kremlin mời ông Trump công du nước Nga. Vì chiến tranh Ukraina, Vladimir Putin bị coi là một kẻ bất hảo, nhưng nhờ tổng thống Mỹ, ông vừa tìm lại vị trí là một đối tác chính đáng. Donald Trump điện đàm với Vladimir Putin trước rồi mới nói chuyện với Volodymyr Zelensky sau. Về kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraina của tổng thống Hoa Kỳ, nhiều nhà bình luận Mỹ đã coi đây là một thắng lợi của ông Putin. ‘Tổng thống Trump đã đầu hàng trước Putin trước khi khởi động đàm phán’. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, John Bolton, đã đánh giá như trên vào lúc mà tại Bruxelles bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth dội cho Ukraina một gáo nước lạnh qua tuyên bố ‘tìm lại các đường biên giới cho Ukraina như trước hồi 2014 là mục tiêu không thực tế’. Hoa Kỳ cũng đã loại bỏ khả năng để cho Ukraina gia nhập NATO. Ông Bolton kết luận : ‘đó là tất cả những gì Putin mong muốn’. Cứ như thể là kế hoạch về Ukraina hoàn toàn do chính điện Kremlin tự soạn thảo ». Châu Âu bấn loạn vì tổng thống Mỹ « xé lẻ » : Kiev và Bruxelles lo lắng Washington và Matxcơva đàm phán về một hiệp định hòa bình « trên lưng Ukraina », Liên Âu sẽ chỉ là những người « thực hiện » kế hoạch được Nhà Trắng và điện Kremlin phối hợp nhịp nhàng. Đây là hồ sơ nhậy cảm nhất của Hội Nghị An Ninh Munich từ 14-16/02/2025. Tham vọng to lớn giải trừ hạt nhân : Thượng đỉnh Mỹ - Nga -Trung Một thay đổi khác trong đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ liên quan đến hồ sơ hạt nhân. Hôm 13/02/2025 tổng thống Trump bất ngờ thông báo ý định khôi phục các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga và cả với Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo tổng thống Hoa Kỳ cao hứng đề nghị « Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng giảm 50 % ngân sách quốc phòng ». « Hãy để mọi chuyện tạm lắng xuống. Khi tôi rời chính quyền, không có vấn đề ở Trung Đông. Putin cũng sẽ không bao giờ làm điều đã xảy ra. Rồi tôi trở lại (Nhà Trắng) và như thể là thế giới nay đang nổ tung. Do vậy một khi dàn xếp xong, tôi muốn có một cuộc họp đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập, với tổng thống Nga Putin và tôi sẽ đề nghị cùng nhau mỗi bên hãy cắt giảm một nửa ngân sách quân sự. Chúng ta có thể làm được chuyện này và tôi nghĩ là chúng ta có thể thực hiện được ». Phản ứng của Bắc Kinh có lẽ hiện không như Nhà Trắng mong đợi, khi Bắc Kinh đòi Washington hãy đi bước trước để làm gương. Hai đòn thuế mới của Donald Trump Trên mặt trận thương mại, không biết kết quả đến đâu, nhưng gần như mỗi ngày Donald Trump lại mở thêm một mặt trận mới. Trong tuần Nhà Trắng tung ra hai đòn : tăng 25 % thuế nhôm thép nhắm vào toàn thế giới, và biện pháp « thuế đối ứng » cũng nhắm vào toàn cầu. Ngay từ trước khi ông trùm địa ốc New York Donald Trump nhậm chức, nhiều quốc gia hối hả gửi phái đoàn đại diện đến dinh thự riêng của ông ở bang Florida để « nắm bắt tình hình ». Riêng Nhật Bản và Ấn Độ hai nền kinh tế thứ 3 và thứ 5 toàn cầu, thủ tướng Shigeru Ishiba và Narendra Modi là 2 trong số 4 vị thượng khách nước ngoài đầu tiên được tổng thống Donald Trump tiếp tại Nhà Trắng. Cả hai đã tạm yên tâm ra về với cảm tưởng là đã thuyết phục được lãnh đạo Nhà Trắng về những thiện chí của cả Tokyo lẫn New Delhi. Nhật Bản và Ấn Độ cùng cam kết « đầu tư ồ ạt » vào Mỹ, mua thêm năng lượng, vũ khí … của Hoa Kỳ để thu hẹp thâm hụt mậu dịch với Mỹ. Trả lời đài RFI Tiếng Việt Olivier Guillard, Viện Nghiên Cứu Địa Chính Trị Ứng Dụng IEGA, giám đốc thông tin cơ quan tư vấn CRISIS24 nhấn mạnh đến mối quan hệ cá nhân tốt đẹp của Narendra Modi với Donald Trump và nhất là sự khéo léo trong cách cư xử của thủ tướng Ấn Độ. Olivier Guillard : « Chuyến viếng thăm này mang ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là châu Á lo ngại trước sự kiện khá mới mẻ là tân chính quyền Mỹ sử dụng chính sách ngoại giao và an ninh như một công cụ uy hiếp thế giới. Trump bắt các quốc gia khác đóng góp cho nền kinh tế của Hoa Kỳ dưới t hình thức này hay hình thức khác. Đây là một điều khá mới mẻ và gây hoang mang cho cộng đồng quốc tế. Vừa tỏ ra khiêm tốn vừa đưa ra những đề nghị mà ông biết chắc là dễ được chính quyền Washington ủng hộ, thủ tướng Narendra Modi có thể yên tâm ra về với ý tưởng trong ngắn hạn quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ tiến triển khá tốt ». AI : Pháp muốn trở lại cuộc chơi Trong hai ngày đầu tuần 10 và 11/02/2025 thủ đô nước Pháp tạm là « kinh đô » của trí tuệ nhân tạo AI : Hàng chục lãnh đạo chính trị và công nghệ của thế giới tập hợp về Paris dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, ngành công nghệ mới mẻ đang làm thay đổi nhiều lĩnh vực của xã hội, thí dụ như trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Chiến tranh Ukraina là một « tủ kính cho các công nghệ mới ». Đó là động lực thúc đẩy 2 công ty khởi nghiệp của Pháp Helsing trong lĩnh vực quốc phòng và Mistral, với ứng dụng thông minh LeChat hợp tác vì sự « tự chủ » của Pháp và Châu Âu, để Lục địa Già không bị tụt hậu và nhất là không bị phụ thuộc vào ứng dụng thông minh của Mỹ hay Trung Quốc. Antoine de Braquilanges, giám đốc điều hành Helsing, trả lời nhà báo RFI Frank Alexandre giải thích : « Ý tưởng khi Helsing và Mistral cộng tác với nhau là để nhanh chóng có thể phát triển ở quy mô lớn, sản xuất hàng loạt và nhất là khai thác những lợi thế, những điểm xuất sắc nhất của mô hình Mistral trên tất cả những chủ đề phức tạp nhất. Chẳng hạn như mục đích khai thác trí tuệ nhân tạo để các nền tảng hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng có sức tự chủ lớn hơn. Chúng tôi hợp tác với nhau trong khâu sản xuất các công nghệ để phục vụ cho ngành quân sự của Pháp và châu Âu trong trung và dài hạn. Đây cũng là một biểu tượng lớn cho thấy là châu Âu có những công ty với sức sáng tạo cao với tham vọng những doanh nghiệp này sẽ vươn ra tầm quốc tế. Hiện tại 2 đối tác Helsing và Mistral có khả năng đề xuất những ứng dụng thông minh cho ngành quốc phòng để phục vụ trong quân đội Pháp và châu Âu trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau ». Paris thông báo kế hoạch 109 tỷ euro vào công nghệ AI và với nước Pháp, số tiền đầu tư này « tương đương với dự án Stargate 500 tỷ đô la » mà Nhà Trắng đã công bố cách nay hơn hai tuần.…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Trí tuệ Nhân tạo và những rủi ro khó có thể kiểm soát 9:34
9:34
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب9:34
Sự phát triển của Trí tuệ Nhân tạo (AI) ngày càng thu hút sự chú ý với những tính năng ưu việt, hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cường quốc tham gia vào cuộc đua về công nghệ, AI cũng có thể là con dao hai lưỡi, tạo ra những mối đe dọa khó lường, nếu không được kiểm soát. Đây cũng là chủ đề được thảo luận tại thượng đỉnh do Pháp và Ấn Độ tổ chức tại Paris, ngày 10-11/02/2025. Trong vòng hai ngày, Paris trở thành “kinh đô” của Trí tuệ Nhân tạo (AI), quy tụ lãnh đạo từ nhiều quốc gia, cùng những “ông trùm” trong giới công nghệ thế giới, cùng hàng ngàn nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Sự kiện do tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì, không chỉ đưa ra những thảo luận về “rủi ro hiện sinh” hoặc “rủi ro thảm khốc” liên quan đến Trí tuệ Nhân tạo, vốn là chủ đề trọng tâm của thượng đỉnh đầu tiên về AI tại Luân Đôn vào năm 2023, theo Le Monde, mà điện Elysée còn muốn làm nổi bật những khía cạnh tích cực của AI. Đọc thêm AI : Bài toán khó để Pháp và Liên Âu không bị loại khỏi bàn cờ quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo Nhân sự kiện này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn nhà nghiên cứu người Pháp gốc Việt Hoàng Lê Nguyên, tốt nghiệp trường Polytechnique ParisTech, từng là nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ Massachusetts của Hoa Kỳ, và hiện làm nghiên cứu tại trường École Polytechnique Fédérale of Lausanne (EPFL), Thụy Sĩ. Chuyên gia về Trí tuệ Nhân tạo, ông cũng là nhà sáng lập công ty về an ninh mạng Calicarpa và chủ của một kênh Youtube Science4All , đưa ra những giải thích dễ hiểu về khoa học và công nghệ. Xin cảm ơn ông Hoàng Lê Nguyên đã dành thời gian chia sẻ với thính giả của RFI Tiếng Việt về chủ đề thu hút sự quan tâm của công luận gần đây : Trí tuệ Nhân tạo. Trước tiên, ông có thể cho biết đâu là những tiến bộ nào đáng chú ý nhất về AI trong những năm vừa qua ? Hoàng Lê Nguyên : Phải nói rằng từ đầu những năm 2010, những khả năng của máy học (machine learning), ngày càng được quan tâm, ban đầu là những khả năng, ví dụ như phát hiện, nhận dạng các con vật, chó hay mèo trong các bức ảnh. Đó chính là điều khiến loại công nghệ này được quan tâm nhiều hơn, và có nhiều đầu tư trong lĩnh vực này, cả về nghiên cứu học thuật và trong công nghiệp. Kể từ đó, ngày càng có nhiều những khả năng ngoạn mục khác, sử dụng các thuật toán tạo sinh như ChatGPT hay Midjourney, cho phép tạo ra văn bản hình ảnh và cả video. Tuy nhiên, tôi cho rằng, không nên quên rằng đó là lĩnh vực được đầu tư nhiều tiền bạc nhất ngày nay, với những loại ứng dụng mang nhiều lợi nhuận, nhưng cũng mang tính ảnh hưởng về địa chính trị. Mọi người có thể thấy trên các trang mạng điện tử, đặc biệt là phải nói đến các loại thuật toán đề xuất nội dung. Ví dụ, trên Google, Amazon, Facebook hay TikTok, AI mang lại nhiều lợi nhuận, lên đến hàng tỷ euro mỗi năm, trên hết là nhờ vào các thuật toán nhắm mục tiêu quảng cáo, qua những đề xuất nội dung với sự phân tích tâm lý của hàng tỷ người để biết nội dung nào tốt nhất để giới thiệu. Trí tuệ Nhân tạo ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành sáng tạo nội dung, hay giáo dục, với những khả năng vượt trội. Liệu khả năng của AI, phải chăng đã vượt qua con người ? Hoàng Lê Nguyên : Đây là một câu hỏi mang tính tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Mọi người thường có xu hướng so sánh với những người giỏi nhất. Nhưng trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực, đúng là AI rất hiệu quả, vượt trội hơn rất nhiều người, có những khả năng mà con người không thể làm được. Ví dụ, tạo ra hàng tỷ cuộc trò chuyện mỗi ngày. Bản thân tôi là người nói nhiều, nhưng tôi cũng không thể làm được như vậy. AI có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Ví dụ, trên nền tảng video Youtube, “một thế kỷ video” được đăng tải mỗi ngày. Ngay cả khi tôi có làm việc hết sức, tôi cũng không thể xem hết lượng video đó. Tuy nhiên, AI có những khả năng này, và cho phép xử lý thông tin để thực hiện việc phân tích tâm lý về những người xem những video. Đây là khả năng mà những nhà độc tài lớn nhất trong lịch sử từng mơ ước, để giám sát dân số như ngày nay. Do đó, thuật toán của TikTok, của YouTube có khả năng thực hiện nhiều chức năng. Trên thực tế, những hệ thống này phần lớn đều đã vượt lên khả năng của con người. Đọc thêm ‘‘Trí tuệ Nhân tạo’’ không thể cứu được hành tinh : AI bị đưa ra xét xử biểu tượng ở Pháp Trong trường hợp này, với những khả năng như vậy, làm sao có thể bảo đảm rằng AI có thể có lợi cho tất cả mọi người ? Liệu AI có gây ra đe dọa nào hay không ? Hoàng Lê Nguyên : Đúng là điều này có thể tạo ra những mối đe dọa mới, ví dụ, chỉ với khả năng đánh giá phân tích tâm lý (profilage psychologique). Ngoài ra, ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ với những dịch vụ về tin tặc. Liên quan đến OpenAI, doanh nghiệp được cho là đi đầu về Trí tuệ Nhân tạo, gần đây đã tuyển dụng Paul M. Nakasone , một cựu tướng lĩnh trong quân đội Hoa Kỳ, và cũng từng là lãnh đạo của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), chuyên gia về an ninh mạng. Nếu như nói đến các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc có mối liên hệ gần gũi với chính phủ Trung Quốc, thì với đạo luật Patriot Act, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng bị buộc phải tiết lộ cho chính phủ những thông tin mà được lưu trữ, ngay cả những thông tin của các cá nhân. Theo tôi, đúng là có những vấn đề về địa chính trị quan trọng. Nhưng điều nguy hiểm nhất vẫn là sức ảnh hưởng, và khả năng của những thuật toán có thể điều khiển công luận. Từ một thập kỷ qua, mọi người có thể thấy những hậu quả về sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy, hay sự gia tăng thù hận giữa các quốc gia, hay trong nội tại mỗi quốc gia, giữa các đảng phái chính trị. Để hiểu thêm về những thuật toán đề xuất của Trí tuệ Nhân tạo. Ông Hoàng Lê Nguyên cũng là đồng tác giả của cuốc La dictature des algorithmes , được ra mắt vào năm 2024. Liệu những thuật toán đó đôi khi được xem như là những « hộp đen », mà ngay cả những người tạo ra nó cũng không nắm rõ được hết. Vậy, làm thế nào có thể bảo đảm là tránh được những rủi ro mà những thuật toán đó có thể tạo ra ? Hoàng Lê Nguyên : Theo tôi, đây là một vấn đề lớn và đặt ra hai câu hỏi cùng lúc, về an ninh mạng cũng như cách quản lý. Đáng tiếc là ngày nay, không có nhiều các tiêu chuẩn về an ninh mạng và phát triển những sản phẩm công nghệ này. Mọi người chỉ mới bắt đầu liệt kê ra những rủi ro gần đây. Nếu nhìn vào những doanh nghiệp công nghệ lớn ngày nay, như Google Facebook, và đặc biệt là Amazon, phải nói rằng phần lớn doanh thu của họ có được là nhờ việc đề xuất các nội dung, sản phẩm mà mọi người sẽ “clic” vào, hay tiêu tốn thời gian vào đó, và đề xuất cho người dùng những loại quảng cáo nhắm vào riêng họ, khiến họ mua hàng. Trên thực tế, các thuật toán đề xuất này là một thị trường lớn hơn gấp 100 lần, với hàng trăm ngàn tỷ đô la khi so với các thuật toán của ChatGPT. Mọi người nói nhiều về thuật toán của ChatGPT, với những khả năng ưu việt và bị lo lắng. Nhưng trên thực tế, những thuật toán đề xuất lại chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo. Dưới góc độ địa chính trị, các thuật toán đề xuất này cũng có khả năng tạo sức ảnh hưởng đối với công luận và gây bất ổn cho các nước. Nhiều nền dân chủ hiện nay đã bị “tê liệt”, với những hận thù giữa các đảng phái,để tranh giành quyền quản trị, mà theo tôi đó là một hậu quả từ cuộc chiến thông tin, xảy ra là do các thuật toán đề xuất đó. Ý ông muốn nói đến sức ảnh hưởng các mạng xã hội như X, (Twitter cũ) ? Hoàng Lê Nguyên : Đúng vậy. Trên thực tế, mạng xã hội X, có những hệ thống mà người ta có thể thấy rằng người quản lý các thuật toán đó có “ác ý”, hoặc không thực sự phù hợp với những lợi ích của dân chủ. Ngay cả trên những nền tảng mạng xã hội khác, có ít vấn đề hơn, thì cũng tồn tại những thuật toán đề xuất bị thao túng, bởi “một nền công nghiệp” những tài khoản giả mạo. Điều này không chỉ tác động đến truyền thông nói chung mà cả những nội dung được người dùng tiêu thụ, và cả việc sản xuất thông tin. Ví dụ, tôi cũng là một nhà sáng tạo nội dung trên Youtube và tôi thường xuyên bị những thuật toán của Youtube, nhắc tôi về hiệu suất của những video mà tôi tạo ra, thúc đẩy tôi tạo ra nội dung phổ biến hơn, nhưng cũng thường gây chia rẽ hơn, giật gân hơn. Liên quan đến một ứng dụng thu hút rất nhiều sự ý gần đây, DeepSeek được xem là có khả năng cạnh tranh với ChatGPT nhưng được tạo ra với chi phí quá rẻ bởi một doanh nghiệp Trung Quốc và gây ra nhiều tranh cãi. Ông có suy nghĩ gì về sự ra đời của DeepSeek ? Hoàng Lê Nguyên : Với tôi, về mặt khoa học, DeepSeek có những điểm thú vị, có khả năng tạo ra một ứng dụng với rất ít nguồn lực, nhưng không hẳn là mang tính cách mạng(..) Tôi nghĩ DeepSeek là sự kết hợp của nhiều chiến lược. Nếu nhìn từ góc độ địa chính trị, sự ra đời của ứng dụng này dấy lên nhiều câu hỏi. Mọi người biết rằng lãnh đạo của các doanh nghiệp Trung Quốc đã từng bị “mất tích”, bị bỏ tù chỉ vì không tuân theo đường lối, sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc. Mọi người cũng đã quan sát được những hạn chế của DeepSeek khi trả lời những câu hỏi, hay bình luận về đảng Cộng Sản Trung Quốc. Điều này đặt ra những câu hỏi về sự thao túng của Bắc Kinh, hay những vấn đề về tin tặc, gián điệp, liên quan đến dữ liệu mà DeepSeek thu được. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng đối thủ OpenAI, đã tuyển dụng cựu lãnh đạo của NSA vào hội đồng quản trị. Mặc dù có những lo ngại về DeepSeek, nhưng các quan ngại đó không nên chỉ bị giới hạn đối với ứng dụng của Trung Quốc mà còn của cả Hoa Kỳ. Vậy làm sao có thể kiểm soát loại công nghệ này, trách nhiệm thuộc về ai ? Đã có những quy định nào được đưa ra để kiểm soát Trí tuệ Nhân tạo ? Hoàng Lê Nguyên : Lấy ví dụ về ly nước tôi cầm trên nay. Để tạo ra chiếc ly này, nhà sản xuất phải tuân thủ nhiều quy định hơn là DeepSeek hay TikTok hiện nay. Hơn nữa, các nhà máy sản xuất đó có thể được thăm quan, hay bị kiểm tra xem họ có tuân thủ luật hay không. Thế nhưng, thật không may là trong không gian số ngày nay thì không hề có những sự kiểm soát như vậy. Ví dụ, phiên bản mới hơn của DeepSeek, có nguy cơ được triển khai mà không ai được biết về những thuật toán, hay các đoạn mã nào, tạo nên ứng dụng này. Lãnh đạo của Open AI, đã công khai thừa nhận vi phạm bản quyền để có thể tạo ra ChatGPT. Lời thú nhận này chứng tỏ một hành động vi phạm pháp luật và chính phủ Hoa Kỳ phải hành động và thực thi các luật hiện hành. Tại châu Âu, có nhiều tiến bộ đối với việc đưa luật AI Act, cùng với Quy định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn còn một vấn đề lớn là làm sao có khể áp dụng những luật để có thể biến không gian mạng thành một Nhà nước pháp quyền và để luật pháp được thực thi. Hiện cũng đã có rất nhiều phong trào đến từ các hiệp hội, cố gắng lên án những sai lệch, thiếu tiêu chuẩn quản lý, nhất là về an ninh mạng, hoặc tôn trọng các luật đã tồn tại. Ông có hy vọng gì về thượng đỉnh Trí tuệ Nhân tạo được tổ chức tuần này tại Paris hay không ? Hoàng Lê Nguyên : Nói thật là tôi không hy vọng gì nhiều. Mọi người biết rằng sự kiện do Pháp đồng tổ chức, và tổng thống Pháp hướng tới việc quảng bá rộng rãi hơn loại công nghệ này, mà theo tôi đây là điều đáng chỉ trích. Sự kiện này diễn ra sau thượng đỉnh ở Luân Đôn và ở Seoul, chủ yếu tập trung vào những quan ngại về rủi ro của AI. Do đó, tôi thấy một chút “nguy hiểm”, khi quảng bá quá mức những công nghệ này mà không chú ý tới rủi ro. Song, điều thú vị ở sự kiện này là cũng có nhiều hoạt động bên lề, nói nhiều về những rủi ro, tìm cách đưa ra cảnh báo, đề phòng hơn nữa những loại công nghệ này. Những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã kêu gọi ngừng phát triển nghiên cứu về Trí tuệ Nhân tạo và cảnh báo những rủi ro. Quan điểm của ông như thế nào về những lời kêu gọi này ? Hoàng Lê Nguyên : Tôi cũng phần nào đồng tình với điều này. Vì cần phải hiểu rằng, ngày nay giới học thuật chủ yếu được tài trợ từ ngân sách, công quỹ, và có nhiệm vụ phục vụ xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, thông thường, giới học thuật lại hợp tác, hoặc có liên hệ với các doanh nghiệp công nghệ, mà học tìm cách tăng cường phát triển công nghệ, và không quan tâm đến những vấn đề về quản trị, an ninh. Về phần mình, lời kêu gọi của tôi sẽ là, thay vì ngừng nghiên cứu, hãy chuyển hướng những quỹ nghiên cứu để khuyến khích nghiên cứu nhiều hơn về công nghệ thông tin phục vụ xã hội một cách an toàn hơn. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ông Hoàng Lê Nguyên, chuyên gia về Trí tuệ Nhân tạo, lãnh đạo doanh nghiệp chuyên về an ninh mạng Calicarpa , và đồng tác giả của cuốn La dictature des algorithmes (tạm dịch là Tính độc tài của các thuật toán), do Tallandier xuất bản năm 2024.…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Donald Trump và những đòn gây chấn động nước Mỹ và thế giới 13:50
13:50
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب13:50
Từ người dân Mỹ đến di dân nước ngoài, từ các cơ quan Mỹ đến các định chế quốc tế trong nhiều lĩnh vực, từ các nước đồng minh, đối tác đến đối thủ của Mỹ đều hứng đòn phủ đầu của tổng thống Donald Trump. Tâm điểm thời sự tuần qua vẫn là những phát ngôn chính thức và sắc lệnh của tổng thống Mỹ Donald Trump, người không ngớt làm công luận sửng sốt, thậm chí choáng váng trong các hồ sơ, từ thương mại, di dân, viện trợ cho nước ngoài cho đến chiến tranh Israel và xung đột Gaza. Người dân Mỹ : Nạn nhân của « cuộc chiến tranh thương mại ngu xuẩn nhất trong lịch sử » Một ngày trước khi chính thức có hiệu lực, với quyết định của Mêhicô và Canada tăng cường kiểm soát an ninh ở biên giới với Mỹ, việc áp thuế quan 25% nhắm đến hàng nhập khẩu từ 2 nước này đã được tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho tạm hoãn 1 tháng để các bên tiếp tục thương lượng. Tăng thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mêhicô và Canada, mà chính người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ là nạn nhân bởi vì trên thực tế rất nhiều thực phẩm bán trên thị trường Mỹ có xuất xứ từ hai nước láng giềng này. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 03/02 cũng đã thừa nhận nguy cơ nói trên, điều mà trước đó ông luôn bác bỏ. Từ Atlanta, thông tín viên Edward Maille ngày 03/02 gửi về bài phóng sự ghi nhận nỗi lo của nhiều người tiêu dùng Mỹ trước viễn cảnh đời sống sinh hoạt đắt đỏ hơn do điều mà báo Mỹ Wall Street Journal gọi là « cuộc chiến tranh thương mại ngu xuẩn nhất trong lịch sử » : “Joshua rời khỏi siêu thị với túi đồ mua sắm. Đối với người đàn ông khoảng 40 tuổi này, chính người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho việc tăng thuế nhập khẩu. Joshua nói : “Tôi không hiểu làm sao tăng thuế quan lại có thể là giải pháp để giảm giá sinh hoạt … Chính chúng ta sẽ phải gánh chịu chi phí đó. Nếu họ đánh thuế nhập khẩu, chính những người tiêu dùng như tôi sẽ phải gánh chịu”. Hoa Kỳ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung ứng thực phẩm từ Mêhicô và Canada. Mêhicô là nhà cung cấp rau và trái cây lớn nhất của Mỹ, trong khi Canada là nước xuất sang Mỹ nhiều thịt và ngũ cốc nhất. Ông Smiley kéo xe đẩy chứa đầy hàng hóa. Ông đã về hưu. Smiley lường trước là giá cả sẽ tăng. Ông nói: “Chúng tôi sẽ phải chi nhiều tiền hơn. Lẽ ra số tiền đó chúng tôi có thể để làm việc khác. Tôi sẽ phải mua ít đồ hơn và phân loại để chỉ mua những sản phẩm thực sự quan trọng”. Một người khác, một phụ nữ ở độ tuổi 50, lấy làm tiếc rằng những biện pháp này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến một số nhóm cư dân. Bà nói: “Thuế quan sẽ làm tăng giá các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, những mặt hàng mà tầng lớp bình dân cần mua để duy trì cuộc sống”. Theo một nghiên cứu của cơ quan tư vấn PIIE, việc tăng thuế nhập khẩu từ Mêhicô, Canada và Trung Quốc có thể khiến các hộ gia đình Mỹ tốn kém thêm trung bình 1.200 đô la mỗi năm”. Đưa di dân đến « xứ sở vô luật định » Guantanamo, quyết định của Donald Trump bị chỉ trích là « vô nhân đạo và bất hợp pháp » Gây chấn động không kém, cả dư luận quốc tế và trong nước, là quyết định của tổng thống Mỹ cho chuyển người nhập cư trái phép vào Mỹ đến căn cứ quân sự của Mỹ ở Guantanamo (thuộc Cuba), nơi được biết đến với nhà tù quân sự khét tiếng của Mỹ mở ra sau vụ khủng bố 11/09/2011, nơi gắn với các đòn tra tấn những nghi phạm khủng bố từng được tiết lộ và gây chấn động dư luận. Bất chấp phản ứng trong công luận về ý định của ông Trump đưa 30.000 di dân không giấy tờ đến giam giữ ở Guantanamo, ngày 04/02 quân đội Mỹ đã điều chuyến bay đầu tiên chở người nhập cư trái phép đến căn cứ Guantanamo. Trên đài RFI Pháp ngữ ngày 05/02, bà Jimena Reyes, một lãnh đạo của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH), lên án quyết định của Donald Trump : « Guantanamo thực sự là biểu tượng của sự vô luật pháp. Đây là nơi giam giữ những người bị buộc tội khủng bố và là nơi nước Mỹ, thời tổng thống Bush, ra sắc lệnh rằng những chiến binh này không có quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, do đó không được bảo vệ khỏi bị tra tấn, không có quyền được xét xử công bằng như những người sống tại Hoa Kỳ. Đó luôn luôn là điều xuất hiện ngay lập tức trong tâm trí mọi người (khi nói đến Guantanamo) . Ông Trump đã đồng nhất khủng bố, tội phạm và di dân không có giấy tờ. Kiểu hàm ý phân biệt chủng tộc nhẫn tâm đó rất đáng lo ngại. Họ đang thực hiện tiến trình dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp bảo vệ pháp lý, lần lượt từng biện pháp một, và điều này thật điên rồ ». Quốc tế phẫn nộ về ý đồ kiểm soát dải Gaza của ông Trump : LHQ cảnh báo nạn « thanh lọc sắc tộc » Sau tuyên bố đột ngột của ông Trump hôm 04/02 về việc Mỹ sẽ « kiểm soát lâu dài dải Gaza », « đưa người Palestine sang Jordani và Ai Cập » , tái thiết Gaza thành Côte-d’Azur - Riviera « thiên đường » bên bờ Địa Trung Hải, cả người phát ngôn Nhà Trắng, Karoline Leavitt, và ngoại trưởng Mỹ, Marco Rubio, đã phải ra sức thanh minh, đính chính, « nắn » lại các phát biểu của chủ nhân Nhà Trắng để làm dịu dư luận trong nước và quốc tế. Cũng như lãnh đạo của nhiều quốc gia châu Âu, Trung Quốc, Nga, Iran, các nước Ả Rập … tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã có phản ứng đáp trả tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong bài phát biểu, ông Antonio Guterres không nêu cụ thể tên tổng thống Mỹ, cũng không đề cập đến giải pháp mà ông đã đề xuất với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, nhưng tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói rõ ràng về hậu quả của kế hoạch mà Trump đã đề xuất và không ngần ngại nói đến nạn « thanh lọc sắc tộc » . Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten ngày 05/02 gửi về bài tường trình : « Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không ủng hộ Donald Trump nhưng không phản ứng ngay lập tức kế hoạch do tổng thống Hoa Kỳ vạch ra nhằm đưa người Palestine rời khỏi dải Gaza. Ông Guterres đã dành thời gian gọi điện cho quốc vương Jordanie vào hôm sáng qua. Theo những người thân cận của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Guterres thích suy nghĩ kỹ trước khi nói ra và viện dẫn các nguyên tắc. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu : « Khi tìm kiếm các giải pháp, chúng ta không nên làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Điều thiết yếu là phải trung thành với nền tảng của luật pháp quốc tế. Điều cốt yếu là phải tránh mọi hình thức thanh lọc sắc tộc. Thứ ba, chúng ta phải tái khẳng định giải pháp hai Nhà nước. Bất kỳ nền hòa bình bền vững nào cũng cần có những bước tiến thực chất, không thể đảo ngược và lâu dài, hướng tới giải pháp hai Nhà nước, chấm dứt sự chiếm đóng và thành lập một nhà nước Palestine độc lập mà dải Gaza là một phần không thể tách rời ». Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc, Riyad Mansour, tuyên bố người Palestine sẽ không rời khỏi dải Gaza. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của « thành công » của Hội nghị về giải pháp hai Nhà nước dự kiến diễn ra vào tháng 06 (năm 2025) tại Liên Hiệp Quốc, dưới sự đồng chủ trì của Pháp và Ả Rập Xê Út ». Anh muốn « nâng cấp quan h ệ » với Liên Âu nhưng vẫn sợ TT Mỹ Donald Trump « gây chiến thuế quan » Với vũ khí « thuế quan » trong tay, không ngại ngần « ra tay » với cả đồng minh, đối tác hay đối thủ, tổng thống Mỹ Donald Trump khiến Anh Quốc phải thận trọng trong việc nâng cấp quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu để giảm thiểu tác hại của Brexit. Anh Quốc hiện chưa rơi vào tầm ngắm của nguyên thủ Mỹ, nhưng Liên Âu thì đã bị ông Trump dọa áp thuế quan, bởi vì theo ông Liên Âu « đối xử tệ » với nước Mỹ. Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang giải thích về sự thận trọng của chính quyền Anh : « Đầu tuần qua, thủ tướng Anh, Sir Kier Starmer, tới Bruxelles, ‘thủ đô chính trị’ của Liên Hiệp Châu Âu, dự hội nghị cao cấp với lãnh đạo khối EU để “tái xác lập quan hệ song phương”. Đây là lần đầu tiên từ sau Brexit, xảy ra 5 năm trước đây, một thủ tướng Anh được mời dự thượng đỉnh các lãnh đạo EU, ở Bru xelles hôm 03/02/2025 , với hy vọng của L uân Đôn muốn “nâng cấp quan hệ” để giảm tác hại của Brexit. Thủ tướng Starmer nói ông sẽ “thực hiện Brexit” sao cho có lợi nhất cho Anh nhưng dư luận Anh ngày càng thấy mặt tiêu cực của thỏa thuận Anh rút ra khỏi EU, có hiệp lực từ 01/01/2020. Theo m ột thăm dò dư luận của YouGov cuối tháng 01/2025, 55% người được hỏi ở Anh coi Brexit “là sai lầm” và chỉ có đúng 11% nghĩ rằng Brexit “lợi nhiều hơn thiệt” cho Anh. Anh đang cần EU vì thương mại với khối này lớn hơn trao đổi mậu dịch với Hoa Kỳ nhưng cũng lo sợ sát lại gần EU thì bị t ổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp thuế quan cao. Xin nhắc lại, vào năm 2023, sau Brexit nhưng Anh vẫn xuất sang EU 356 tỷ bảng hàng hóa và dịch vụ, trong khi trị giá xuất khẩu của Anh sang Mỹ chỉ có 126 tỷ bảng. Mặt khác, sau Brexit, Anh cũng không ký được hiệp định tự do mậu dịch với Mỹ, khiến hàng của Anh bán sang Mỹ hay EU đều bị rào cản thuế quan, thủ tục giấy tờ. Tức là Anh đang “trơ trọi” và thiệt đơn thiệt kép. Câu hỏi là Anh có cân bằng quan hệ với EU và Hoa Kỳ được không? Gần đây nhất, tổng thống Donald Trump đã dọa đánh thuế hàng hóa EU nhưng tạm bỏ Anh ra một bên, khiến tờ The Guardian cho rằng chuyến đi của thủ tướng Anh Starmer sang Bruxelles “đầy rủi ro” vì nguy cơ Hoa Kỳ không buông tha Anh quốc trong cuộc chiến thuế quan. Bởi vậy, các quan chức Anh đều nói khá chung chung về cách điều chỉnh lại quan hệ với EU. Bộ trưởng phụ trách châu Âu của nội các Starmer là Nick Thomas-Symonds vừa nói rằng với chuyến thăm của thủ tướng sang Bruxelles, “Anh muốn nâng cấp quan hệ với EU vượt quá tình trạng hiện hữu”. Tuy thế, không ai nói sự nâng cấp (upgrade) đó là gì vì phe hữu ở Anh đang cáo buộc ông Starmer “đảo ngược Brexit bằng cửa sau”. Hoa Kỳ dưới thời Trump vừa đe dọa Anh “đừng sát lại gần EU ‘xã hội chủ nghĩa’. Có vẻ như các lãnh đạo EU và Anh đều không muốn phát biểu nhiều vào lúc này, để tránh “búa rìu thuế quan” từ ông Trump và "câu giờ” xem những tuần tới tình hình sẽ ra sao. Bởi vậy, hai bên đồng ý sẽ nhóm họp lại vào tháng 05/2025 ở một hội nghị thượng đỉnh mới tại Anh, với hy vọng đạt được thỏa thuận giảm bớt các rào cản thương mại song phương mà Brexit tạo ra. Vào lúc đó, có thể các lá bài của tổng thống Mỹ Donald Trump tung ra đã rõ nét hơn và Anh cùng EU có thể chọn cách ứng phó sao cho phù hợp nhất với tình hình ». USAID, nạn nhân đầu tiên của tỷ phú Elon Musk, bộ trưởng Hiệu quả Chính phủ Tuần này cũng là một tuần mà nhiều cơ quan cấp liên bang của Mỹ trong nhiều lĩnh vực bị bộ Hiệu quả Chính phủ, dưới quyền chỉ đạo của tỷ phú Elon Musk, người thân cận của tổng thống, ra đòn phủ đầu. Trong mắt Elon Musk, người được tổng thống Mỹ Donald Trump giao cho chức bộ trưởng bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), chuyên trách cải cách bộ máy chính phủ, cắt giảm ngân sách liên bang, USAID, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, là « một tổ chức tội phạm, lừa đảo » , do « một băng đảng những kẻ cực đoan điên khùng » lãnh đạo. Hôm 03/02, DOGE thông báo đóng cửa trụ sở Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Nguồn tiền của Cơ quan liên bang quản lý 44 tỉ đô la, có 10.000 nhân viên trên toàn thế giới, viện trợ cho 120 nước, tạm thời bị phong tỏa 90 ngày. Đến hôm 06/02, theo Reuters, chính quyền Donald Trump dự trù sa thải hàng ngàn nhân viên trên toàn cầu của USAID. Từ Miami, thông tín viên David Thomson hôm 04/02 tường thuật : « Trong đêm Chủ Nhật rạng sáng thứ Hai, Elon Musk đã lên tiếng cáo buộc nhắm vào USAID. Trên mạng X của mình, Elon Musk nói "vấn đề không chỉ là trong trái cây có con sâu, mà là khi quả đó bị sâu đục thì là vô vọng rồi, phải vứt bỏ toàn bộ". Người giàu nhất thế giới nói thêm là Donald Trump đã đồng ý : "Tôi đã hỏi ông ấy chi tiết cụ thể và ông ấy đồng ý rằng chúng tôi phải đóng cửa (USAID)". Vài giờ sau đó, trang web của USAID biến mất, cũng như tài khoản Twitter của tổ chức này, 1.200 nhân viên làm việc tại trụ sở chính của USAID ở Washington nhận được email kêu gọi họ không đến văn phòng, bởi vì cửa ra vào của văn phòng trụ sở USAID đang bị cảnh sát niêm phong bằng dải băng màu vàng. Trong bầu không khí hỗn loạn tại Nhà Trắng, tân phát ngôn viên Karonline Leavitt biện minh cho việc đóng cửa USAID bằng cách lên án rằng tiền của người đóng thuế bị lãng phí vào những khoản chi tiêu vô nghĩa của USAID. Bà khẳng định USAID đã chi "1,5 triệu đô la để thúc đẩy sự đa dạng trong công việc tại Serbia, 47.000 đô la cho một vở opera của người chuyển giới ở Colombia". Các chuyên gia đang đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc đóng cửa USAID, cơ quan được thành lập vào năm 1961 dưới thời tổng thống Mỹ Kennedy theo một đạo luật của Quốc Hội. Trong khi đó, đảng Dân Chủ cho dù rất phẫn nộ, nhưng dường như cũng bất lực trước hành động bị xem là "cuộc đảo chính" của Elon Musk ». Trump hay Musk, ai mới là chỉ huy ? Việc Elon Musk ra lệnh đóng cửa USAID một lần nữa làm dấy lên câu hỏi về việc thiếu lực lượng kiềm chế Elon Musk trong chính quyền Donald Trump. Thông tín viên David Thomson cho biết tiếp : « Lãnh đạo phe Dân Chủ tại Hạ Viện, Chuck Shummer, lo ngại nói rằng nếu hôm nay Elon Musk đóng cửa USAID, thì quý vị có thể chắc chắn rằng ngày mai ông ta sẽ nhắm tấn công vào một mục tiêu mới, có thể là ngành bưu điện hay cơ quan thuế khóa. Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Elisabeth Warren, thì phẫn nộ bởi vì Elon Musk chẳng phải do cử tri bầu chọn, nhất là khi vị tỷ phú giàu nhất hành tinh lại là người nắm quyền kiểm soát nhiều cơ quan được xem là những cột trụ quản lý hành chính rất quan trọng như hệ thống thanh toán của bộ Tài Chính Hoa Kỳ, và chỉ chịu sự chỉ đạo của tổng thống Mỹ Donald Trump. Rất nhiều người ở Hoa Kỳ đang tự hỏi liệu có phải Musk là cấp trên chỉ đạo Donald Trump hay không, đến mức Donald Trump buộc phải lên tiếng khẳng định rằng ông mới là người chỉ huy. Tổng thống thứ 47 của Mỹ nói : "Elon Musk không thể và sẽ không thể làm bất cứ điều gì nếu không có sự đồng ý của tôi. Nếu ông ấy làm bất cứ điều gì mà không có sự đồng ý của tôi, tôi sẽ nhanh chóng cho quý vị biết" ».…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Nét văn hóa đặc sắc của nghệ thuật múa lân sư rồng Việt Nam 9:51
9:51
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب9:51
Múa lân sư rồng là một hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian độc đáo thường diễn ra trong các dịp lễ hội, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán và các sự kiện quan trọng như khai trương, lễ hội đầu năm. Tại Việt Nam, từ bao đời nay, múa lân sư rồng đã được coi là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc và hiện vẫn được duy trì phát triển mạnh mẽ ở khắp các vùng trong cả nước. Trong văn hóa tâm linh của người châu Á nói chung cũng như người Việt nói riêng, ba linh vật lân, sư, rồng là biểu trưng cho sức mạnh phi thường, đem đến phát đạt và hanh thông trong công việc, trong cuộc sống. Người xưa quan niệm múa lân sư rồng sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng trong năm mới. Những ngày Tết đến xuân về, ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam, đâu đâu người ta cũng có thể bắt gặp không khí rộn ràng, phấn khởi khi nghe tiếng trống, điệu múa lân, múa rồng rộn ràng ở nơi nơi, và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Nét tinh túy của các điệu múa lân sư rồng chính là sự kết hợp giữa vẻ đẹp nghệ thuật và võ thuật truyền thống. Múa lân sư rồng không chỉ là sự kết hợp giữa các động tác nhảy múa điêu luyện mà còn là sự hòa quyện của âm nhạc và nhịp điệu. Nghệ thuật múa lân sư rồng Việt Nam không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh và văn hóa. Những năm gần đây, nghệ thuật múa lân sư rồng Việt Nam đã được lan tỏa ra thế giới và được nhiều quốc gia khác biết đến, đón nhận góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Nhân dịp đầu xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng ta cùng tìm hiểu về nghệ thuật múa lân sư rồng qua cuộc trò chuyện với Nghệ sĩ Nhân dân điện ảnh Trọng Trinh, phó chủ tịch Liên đoàn Lân Sư Rồng Việt Nam.…
T
Tạp chí đặc biệt


1 Rắn trong văn hóa Việt Nam : Suối nguồn kỳ diệu của sự sống 10:25
10:25
التشغيل لاحقا
التشغيل لاحقا
قوائم
إعجاب
احب10:25
Biểu tượng của năm Ất Tỵ 2025 là Rắn. Con vật đứng thứ sáu trong 12 con giáp, theo lịch pháp cổ truyền của Đông Á, có lẽ là biểu tượng chứa đựng nhiều giá trị tương phản nhất. Đại diện cho sự khôn ngoan, lanh lẹn, được kính nể, rắn cũng bị coi là loài phản trắc, nham hiểm. Rắn có nơi được giao phó trọng trách bảo vệ đền, chùa…, nhưng Rắn nhiều khi cũng là kẻ độc ác cần diệt trừ. Song biểu tượng rắn không dừng ở tính chất nhị nguyên đó… Vì sao năm Thìn gắn liền với năm Tỵ ? Vì sao năm con Rồng rồi mới đến năm con Rắn ? Về biểu tượng Rắn, hai nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ để lại những dấu ấn lớn nào trong văn hóa Việt Nam ? Biểu tượng Rắn trong văn hóa Việt Nam có thể đóng góp gì vào thời điểm nhân loại đang đối mặt với « cuộc đại diệt chủng sinh giới lần thứ 6 » (Sixième extinction de masse) (mà lần gần nhất cách nay khoảng 60 triệu năm với sự tuyệt diệt của loài khủng long) ? Đọc thêm Cuộc đại tuyệt chủng sinh giới lần thứ sáu Chương trình Tạp chí đầu Xuân ngày mùng Hai Tết mời quý vị ngược dòng lịch sử trở về với một số trầm tích của biểu tượng Rắn ở Việt Nam, mảnh đất giao lưu của nhiều nền văn hóa, cùng với hai nhà nghiên cứu, chuyên gia về văn hóa Huế, tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn và phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, chuyên gia về văn hóa dân gian Đông Á và Đông Nam Á. Tâm lý ghét và sợ Rắn Nhưng trước hết, mời quý vị nghe cảm nhận của chị Loan (Sài Gòn) về con Rắn ở người Việt: « Nếu nói theo dân gian, con rắn là thông minh sắc sảo. Nhưng nếu thông minh đó là tốt thì giúp người. Còn nếu thông minh lươn lẹo thì hại người thôi. Nói chung là nó có hai mặt. Về con rắn, người ta nghĩ về cái xấu nhiều hơn là cái tốt . » Đối với rất nhiều người Việt Nam nói chung, rắn không phải là loài vật thân thiện. Nghĩ tới rắn, nhiều người liên tưởng đến nọc độc nguy hiểm chết người, loài vật hình thù trơn trượt, không chân. Người Việt có nhiều câu nói để chỉ tính xấu của con người với hình ảnh rắn như « Khẩu Phật tâm xà » , « đồ rắn độc », rồi « Cõng rắn cắn gà nhà » hay « Đánh rắn là phải đánh dập đầu ». Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn ghi nhận sự vắng mặt của biểu tượng Rắn trong lăng Vua Khải Định : « Ở trong Thiên Định Cung, nơi an táng vua Khải Định, vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, thì ở Khải Thành Điện, phía trước, nơi thiết trí một án thờ, bây giờ có chân dung vua Khải Định, vua cho trang trí 11 con linh vật, biểu tượng cho các con vật cầm tinh các năm âm lịch. Riêng con Rắn thì không có. Ở vị trí con Rắn, nhà vua thay vào biểu tượng khác. Hoặc có thể các nghệ nhân làm việc vào thời đó, cho đó là một điềm xấu, nếu đưa vô lăng tẩm của một vị vua thì không hay. Tôi đã thống kê các ô trang trí này, thấy có đủ các con vật cầm tinh các năm, tức là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn…, đến năm Tỵ thì trống. Cũng cùng một triều đại của nhà Nguyễn chúng ta thấy đầu triều, vua thứ nhì của nhà Nguyễn là Minh Mạng cho khắc đến hai lần, Nhiễm xà (một lần) và Mãng xà (một lần) trên Cửu Đỉnh. Như vậy, trở lại câu chuyện đầu tiên, trong tâm thức của người Việt, Rắn vừa là Tốt, vừa là Xấu. Rắn vừa mang biểu tượng cho sự sinh sôi nẩy nở, mùa màng, nhưng cũng là biểu tượng cho nhục dục, tội lỗi, nham hiểm, và vì vậy có người thích, có người không thích . » Thủy Thần/Thủy Quái : Tính nhị nguyên của « Rắn » Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn nêu bật tính hai mặt của biểu tượng Rắn : « Đối với văn hóa của người Việt, con Rắn không phải là biểu tượng đồng nhất, giống như các biểu tượng khác. Khi nói về con Rồng thì để chỉ sự linh thiêng, sự bay lên, sự phát triển. Hay khi nói về Trâu thì là con vật hiền lành, cần mẫn, con vật giúp ích cho đời. Trong lịch sử Việt Nam, con Rắn mang hai yếu tính : tốt và xấu. Chúng ta thấy trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn lại, có 200 truyện, trong đó có tới 11 truyện có liên quan đến con Rắn. Chúng ta thấy hình tượng Rắn nổi tiếng nhất là trong câu chuyện Thạch Sanh. Trong câu chuyện đó, con Rắn đã biến thành một con Chằn tinh hay con Trăn tinh, tu luyện lâu năm, và đi hại người. Và rồi chúng ta thấy trong câu chuyện về thần Núi Tản Viên, con Rắn được coi là con trai của vua Thủy Tề, bị bọn trẻ chăn trâu đánh chết. Sau này, con Rắn nhiều lần là hiện thân cho thế lực dưới nước, biểu tượng cho các thế lực bên dưới, thế lực âm, tấn công con người. Có rất nhiều trường hợp, người ta coi con Rắn là con vật xấu xí, hung ác. Tính của nó rất nham hiểm, hay xúc giục, hoặc là có nọc độc, có thể giết người, và thứ ba là rất tráo trở. Đó là những yếu tính xấu. Ở một khía cạnh thứ hai, con Rắn được coi là yếu tính tốt, biểu tượng của nước, biểu tượng của sự mềm mại, uyển chuyển. Đối với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, con Rắn được coi là biểu tượng cho nguồn gốc của các dòng chảy. Con Rắn chính là hình tượng của các dòng sông, hình tượng của nước, của mùa màng, của sinh sôi, nẩy nở. Đó là lý do mà người ta thờ cúng con Rắn. Nó cũng là Vật Tổ trong truyền thuyết Lạc Long Quân – huyền thoại Linh Lang Vương. Giao long là một con Rắn Thần, rất to, biểu tượng cho sự uy nghiêm, sự oai phong. Đó là biểu tượng đang từng bước « rồng hóa », tức là từ con Giao long phát triển thành Rồng. Người ta cho rằng đây là các huyền thoại do các sử gia người Việt sưu tầm được, sáng tác thêm. Trong giai đoạn này, hình ảnh con Rắn mang mầu sắc phong kiến, được đồng nhất với vương quyền. Nhiều người cho Rồng là từ Rắn mà phát triển nên . » Trong tâm thức của cư dân nông nghiệp thời cổ đại, Rắn là biểu tượng của thủy thần, sức mạnh các dòng sông, thế lực ban phúc và giáng họa. Tục thờ rắn hiện diện phổ biến ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, đặc biệt dọc các con sông lớn ở hạ lưu, như sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu. Theo hai nhà khảo cứu địa phương, Đổng Đức Khiêm và Nguyễn Hữu Bình, trong hiện tại, chỉ riêng dọc khu vực sông Cầu, xứ Kinh Bắc, đã có tới 316 ngôi đền thờ cặp thần rắn « Ông Dài, Ông Cụt », mà một số nhà nghiên cứu coi như là cặp rắn thần có mặt sớm nhất trong thần điện của người Việt cổ. Rắn cũng hiện diện qua hình tượng ông Lốt, hay Thanh xà – Bạch xà, trong các đền phủ của đạo Mẫu (hay đạo Tứ phủ), tín ngưỡng dân gian phổ biến bậc nhất ở miền Bắc Việt Nam. « Rồng là chính, Rắn là tà »: Sản phẩm của văn hóa chuyên chế Trung Hoa Quan niệm Rồng là chính thống, còn Rắn thì hèn kém, thậm chí là biểu tượng cho sự độc ác, là sản phẩm của văn hóa chuyên chế Trung Hoa, theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thơ : « Văn hóa Trung Hoa, trải dài theo lịch sử thời quân chủ của họ, đã xây dựng nên một biểu tượng Rồng là chúa tể của vạn vật. Biểu tượng Rồng lấy cái thân của con Rắn, và thậm chí một vài bộ phận khác, ví dụ đầu hoặc vẩy, vẩy cá hay vẩy rắn nói chung. Và khi nó đã tích lũy những điểm tốt đẹp nhất của loài rắn và muôn loài, thì đương nhiên nó sẽ đẩy các loài vật như loài rắn xuống hàng thứ cấp. Một cặp cấu trúc, Rồng – Rắn, được dựng nên. Theo đó, Rồng là biểu trưng của Hoàng gia, của giới quý tộc, của quyền uy, của tính dương, của cái được cho là tính chính thống. Đối lập với nó là biểu tượng được cho là của cái gian ác, của âm tính, của một cái gì đó rất hạ cấp, nhưng lại gắn chặt với đời sống dân gian. Dù dân gian người Trung Hoa vẫn coi rắn là biểu trưng của sự mắn đẻ, và sự trường sinh, vì rắn lột xác để sống tiếp, và một vài khía cạnh mang lại may mắn. Nhưng khi đặt trong tương quan với Rồng, thì rõ ràng có sự thua thiệt. Bởi vậy mới có câu : ‘‘trứng Rồng lại nở ra Rồng, liu điu lại nở ra bầy liu điu’’. Chúng ta thấy một cặp cấu trúc thượng/hạ rất rõ ràng. Giới nho sĩ xưa và những người chịu ảnh hưởng của nhãn quan Nho giáo ngày nay vẫn còn giữ ở một mức độ nhất định rằng Rắn là biểu trưng của sự hung ác, của sự tàn bạo, nói chung là đối lập với sự thiện lành. » Đông đảo người Việt đều biết đến bi kịch « Lệ Chi Viên » đầu thế kỷ 15 của đại công thần nhà Lê Nguyễn Trãi, tác giả « Bình Ngô đại cáo », bị tru di tam tộc, với lý do người vợ Nguyễn Thị Lộ sát hại nhà vua. Trong xã hội Việt Nam, câu chuyện về người vợ tài năng của Nguyễn Trãi, bị coi là hóa thân của loài rắn, để báo thù vẫn ám ảnh người đời gần 6 thế kỷ sau, đến mức cuối thế kỷ 20, có cả một cuộc « vận động minh oan cho Nguyễn Thị Lộ ». Ảnh hưởng của văn hóa chuyên chế Trung Hoa dường như ăn sâu trong xã hội Việt Nam đến mức khó tin. Ảnh hưởng Ấn Độ: Rắn Naga học Phật Trái ngược với ảnh hưởng chuyên chế phương Bắc, hình tượng rắn đến từ văn minh Ấn Độ có những điểm tương đồng với văn hóa bản địa, đặc biệt với rắn thần Naga học Phật. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thơ cho biết: « Người Ấn Độ, hay các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đều coi Rắn trước hết là biểu trưng của những dòng sông. Trong các tương tác với truyền thống Ấn Độ ở Việt Nam, chúng ta thấy có người Chăm ở Trung Bộ, và người Khmer ở Nam Bộ, hiện diện trong truyền thuyết của họ, trong kiến trúc, mỹ thuật, thí dụ như đền tháp Chăm, trong các tượng thần thánh, chúng ta vẫn thấy biểu tượng Rắn Naga 5 đầu, xòe ra để che chở hay bảo vệ thần Vishnu. Chuyển hóa thành tượng Rắn 5 đầu, hay 7 đầu, bảo hộ Đức Phật, là chuyện về sau. Trong nhiều chuyến đi công tác, khảo sát ở các ngôi chùa Khmer, Nam Bộ, tôi được nghe người Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng hay Trà Vinh kể rằng khi Đức Phập thuyết pháp, người dân rất hăm hở, nhiệt huyết đến chùa, ngồi lặng lẽ nghe Đức Phật giảng. Trong số các loài vật cũng mong muốn được tu theo Đức Phật, có một con Rắn. Con Rắn biết rằng, nếu để nguyên thân hình rắn để vào chính điện thì không hay, nên nó hóa phép thành một người đàn ông chỉnh tề, mặc trang phục trắng. Nhưng mà vì cốt của nó là loài vật, nên nghe chữ được chữ mất. Nghe một thời gian thì nó buồn ngủ quá. Khi nó ngủ thì ngáy. Mọi người mới nhìn quanh mới thấy nó hoàn nguyên trở lại hình ảnh của một con rắn. Người ta bỏ chạy hết…. Cuối cùng nó mới nảy ra một cái ý là xin phép Đức Phật không vào chính điện, để không làm kinh hãi những người xung quanh. Đứng ở bên ngoài, hai bên bậc thềm, hoặc là ngồi bên trên nóc chùa, để mỗi ngày, có thể nghe được tiếng kinh của Đức Phật. Đó là lý do tại sao mà khi đến chùa người Khmer ở Nam Bộ, hoặc là người Campuchia trên đất Campuchia hay Thái Lan, hay Miến Điện, chúng ta thấy trong kiến trúc mỹ thuật, đầu rắn Naga vươn lên ở đầu hồi, ngẩng cao. Hình thái chế tác mỹ thuật tạo hình rất đẹp, tượng trưng cho sự hướng thượng, hướng về hướng Thái dương, hướng Mặt Trời. Đồng thời nó cũng thể hiện sự thị uy. Khi đến chùa, người ta thì bỏ hết mọi dục vọng, mọi tà niệm ở bên ngoài. Khi hiện diện ở bên trong khuôn viên chùa, đứng trước Đức Phật phải là những cá thể với lòng chân thành nhất, hướng thiện nhất. » « Rồng Rắn lên mây » : Trò chơi luyện rèn đoàn kết Liên quan đến rắn, trong dân gian Việt Nam có một trò chơi của trẻ nhỏ nổi tiếng lâu đời, thường được gọi là trò « Rồng rắn lên mây », đi kèm bài hát đồng dao : « Rồng rắn lên mây, Có cái cây lúc lắc (hay núc nác), Có nhà điểm binh, Hỏi thăm thầy thuốc, Có nhà hay không? … » Thầy Thuốc: « Cho xin khúc đầu. » Rồng rắn: « Những xương cùng xẩu . » Thầy Thuốc: « Cho xin khúc giữa. » Rồng rắn: « Những máu cùng me . » Thầy Thuốc: « Cho xin khúc đuôi. » Rồng rắn: « Tha hồ Thầy đuổi. »… Về nguồn gốc của trò chơi rất phổ biến một thời này, có nhiều cách giải thích hoàn toàn khác nhau. Có người coi đây là một nghi lễ tránh trùng tang, có người coi trò chơi này ngụ ý nói đến đất nước Việt Nam vào cái thời ba miền bị chia cắt… Dù nguồn gốc và ý nghĩa ra sao, ý thức thực tế và trực tiếp của trò chơi này rõ ràng là thúc đẩy hoạt động hướng đến một mục tiêu chung, giúp những người tham gia luyện rèn tinh thần đoàn kết, gắn bó. Trò chơi gắn chặt Rồng với Rắn bất chấp bao nỗ lực chia lìa... Về trò chơi Rồng rắn lên mây, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thơ nhận định : « Phải có sự kết hợp của cả hai, của cái văn hóa tinh hoa và văn hóa dân gian thì mới có thể phát triển. Chính vì thế mới có câu ‘‘Rồng rắn lên mây’’. Một mình Rồng thì chưa chắc đã lên mây, còn mình Rắn thì đương nhiên không thể. Nếu chúng ta biết kết hợp một cách hài hòa và xử lý những khoảng cách, nếu có, giữa biểu tượng Rồng và Rắn, có nghĩa là giữa ý niệm của tầng lớp tinh hoa và những nguyện ước của bình dân thì dân tộc có thể phát triển. Rồng Rắn có thể lên mây . » Thìn rồi đến Tỵ và « Rồng Rắn lên mây » Con Rồng chuyên chế trong văn hóa Trung Hoa hút lấy những nét tốt của loài rắn, nhưng trong lịch pháp cổ truyền 12 con giáp, năm Thìn đi trước rồi mới đến năm Tỵ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thơ suy ngẫm : « Ngày nay khi mà tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia đều phải mở cửa, phải tiến hành giao lưu, về kinh tế, về văn hóa, và đặc biệt là chào đón sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, thành ra ranh giới giữa những định kiến hoặc những khác biệt trong văn hóa, đặc biệt trong thế giới biểu tượng, giữa các nước với nhau và giữa các biểu tượng trong cùng một nền văn hóa cũng bắt đầu mờ nhạt dần. Cái này phản ánh đúng cái gọi là ‘‘Tương đối luận văn hóa’’, mọi thứ đều có giá trị tương đối. Thành ra khi mà nhãn quan Nho giáo đã phai nhạt dần, thì những ranh giới của cái được cho là quý tộc, cái được cho là bình dân, giữa Rồng và Rắn cũng mờ nhạt dần. Thành ra ngày nay, về biểu tượng Rồng người ta cũng đánh giá lại. Chưa chắc gì rồng đã là cao sang, quyền quý [bởi trên thực tế, trong thời quân chủ, chúng được sử dụng như các công cụ]. Biểu tượng Rắn chưa chắc gì hoàn toàn là biểu trưng của cái Ác. Mọi thứ mang tính hai mặt hết. Đọc thêm Năm Thìn nói chuyện Rồng - Tiên và khát vọng hòa hợp với thiên nhiên Khi đi vào thế giới biểu tượng người ta có xu hướng mỹ hóa, hoặc triết lý hóa các bình diện được cho là tích cực của các loài, để khuếch trương nó lên, và người ta cố gắng để hạn chế đến mức tối đa những phần phiến diện còn lại của biểu tượng đó (cái « phiến diện » trong diễn đạt của tác giả một phần đáng kể hàm nghĩa là những gì tiêu cực). Hoặc là người ta đơn giản là không nói về nó [cái phiến diện]. Chính vì thế mà bây giờ khi chúng ta đang chào đón năm Tỵ, năm Rắn, người ta thường nhấn mạnh đến tính tích cực của nó, và kèm theo đó là những gửi gắm, mong ước sự hòa bình, hạnh phúc hoặc thịnh vượng và đặc biệt là theo nguyên tắc Rồng rồi mới đến Rắn, và cuối cùng ‘‘lên mây’’. Thành ra là Rồng dù có sang, nhưng Rồng vẫn phải đi trước và làm nền cho Rắn. Rồng với Rắn thì mới lên mây được, phải không ạ ? Theo trật tự, thì sau năm Thìn rồi mới đến năm Tỵ. Năm Tỵ muốn phát triển phải đứng trên vai năm Thìn. Khi năm Tỵ đứng trên vai năm Thìn, thì chưa chắc con Rồng đã cao hơn Rắn. Thành ra có nhiều cách để thấy là trong thế giới đương đại, cái tính tôn ti trật tự cao thấp nếu có, của thời quân chủ, sẽ bị giải cấu trúc. Và các biểu tượng bây giờ đứng thành hàng, hàng dọc – hàng ngang, như nhau. Cách mà chúng ta diễn giải đều phụ thuộc vào việc chúng ta mong muốn gửi gắm mong ước điều gì. Bởi biểu tượng là kết tinh của những mong ước . » Rắn : « Sinh lực nguyên thủy » Hình tượng con rắn mang ý nghĩa muôn mặt trong văn hóa Việt Nam. Rắn là dòng sông mang lại màu mỡ, thịnh vượng, nhưng cũng có thể là dòng sông cuồng nộ... Nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Huỳnh Ngọc Trảng nhìn thấy trong con Rắn biểu trưng của « năng lượng sống nguyên thủy », điều mà ông rút ra qua quan sát và đúc kết thành tựu của giới khoa học phương Tây: « Con Rắn là biểu trưng cho cái bản năng, mà người ta gọi là năng lượng sống nguyên sơ. Cái đó biểu tượng ra là nước, rồi ra dòng sông. Nước cũng biểu tượng cho sự Sống. Nó là sự chuyển động. Thay đổi không ngừng. Nó là sức mạnh hủy diệt nữa. Nhưng sự hủy diệt nó dẫn đến tái sinh. Nhiều thứ lắm. Và nước cũng giúp phục hồi ». Rắn được coi là loài vật vừa sống trên cạn, vừa có thể sống dưới nước. Trong lịch sử Trái đất, sự sống từ các đại dương đi lên. Biểu tượng rắn gắn liền với suối nguồn kỳ diệu của sự sống. Thách thức Sinh Tử: « Rắn » và việc xây dựng một « Ý thức về toàn thể » Sự bùng nổ của công nghệ - kỹ thuật và sự thịnh vượng kinh tế đưa nhân loại hiện nay đạt đến « cảnh giới tiến bộ » chưa từng có. Tuy nhiên, cũng chính tham vọng phát triển vô hạn, bất chấp các giới hạn về môi trường và khí hậu, đang đặt thế giới trước hiểm họa « đại tuyệt chủng sinh giới lần thứ sáu ». Nhiệt độ Trái đất tăng quá mức 1,5°C (so với thời tiền công nghiệp), do năng lượng hóa thạch, đang khiến Trái đất ngày càng trở nên khó sống nổi với chính loài người. Nhiều nhà khoa học phương Tây, như nhà nhân chủng học Pháp Philippe Descola, nhìn thấy cội nguồn sâu xa của xu thế hủy diệt nói trên trong chính « vũ trụ qua n » (cosmologie) của con người hiện đại (với nòng cốt là tư tưởng phương Tây), coi Thiên nhiên là cái bên ngoài con người, và là đối tượng để khai thác triệt để. Chính « Vũ trụ quan » đó đang « tàn phá mối quan hệ của con người với sinh giới », và « không cho phép xã hội đương đại ý thức được rõ » đại thảm họa đang diễn ra (phỏng vấn của Đài Radio France : L'anthropologue Philippe Descola : "Notre cosmologie moderne altère notre rapport au vivant" » / N hà nhân chủng học Philippe Descola "Vũ trụ quan hiện đại của chúng ta tán phá mối quan hệ con người với sinh giớ i"). Đọc thêm "Con người" với "Tự nhiên" qua cái nhìn của nhà nhân chủng học Năm Rắn có thể chỉ đơn thuần được coi như một biểu tượng năm thông thường theo truyền thống. Biểu tượng Rắn có thể chỉ được gắn vào các niềm tin vào số mạng, vận hạn… Ất Tỵ có thể được nhiều người chú ý đến như một năm rủi ro. Nhưng năm Rắn cũng có thể là một dịp để trở về với những minh triết ngàn đời: Rắn có thể là cơ hội để khắc phục tầm nhìn chỉ thấy cây mà không thấy rừng, để hướng đến một « Ý thức về toàn thể », để nhận ra những hiểm họa và cội nguồn của những hiểm họa đe dọa sự sống của toàn thể nhân loại hiện nay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thơ, trong cuộc trả lời phỏng vấn, đã nhắc đến « Báu vật phương Nam » của văn hóa Việt Nam : Cụm tượng độc nhất vô nhị Rắn 7 đầu bảo vệ Đức Phật bốn tay trong một ngôi chùa ở tỉnh An Giang. Cụm tượng này nguyên ủy là di vật của nền văn minh Ốc Eo, có tuổi đời ít nhất hơn một ngàn năm trước. Tượng Phật bốn tay này nguyên là tượng thần Bảo tồn sự sống Vishnu, của nền văn minh Ấn Độ cổ. Rắn thần cuộn tròn là hiện thân cho nền tảng của « vũ trụ », của sự sống, gắn bó mật thiết với thần Bảo tồn. Rắn thần vươn cao hiện thân cho « tư duy hướng thượng » và « s ức sáng tạo của con người ». Vươn cao nhưng không đoạn tuyệt với những cội rễ : Phải chăng là bài học minh triết căn bản nhất, đã được các thế hệ đi trước gởi gắm qua hình tượng rắn ? Bài học từ đây có thể giúp gì cho nhân loại trong tình thế nguy nan hiện nay ?…
مرحبًا بك في مشغل أف ام!
يقوم برنامج مشغل أف أم بمسح الويب للحصول على بودكاست عالية الجودة لتستمتع بها الآن. إنه أفضل تطبيق بودكاست ويعمل على أجهزة اندرويد والأيفون والويب. قم بالتسجيل لمزامنة الاشتراكات عبر الأجهزة.