Artwork

المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.
Player FM - تطبيق بودكاست
انتقل إلى وضع عدم الاتصال باستخدام تطبيق Player FM !

« Make America Great Again », nỗi hoài niệm khôn nguôi một thời hoàng kim của Mỹ

10:16
 
مشاركة
 

Manage episode 448125441 series 1461624
المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.

Khẩu hiệu vận động tranh cử « Make America Great Again » - « Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại », đã đồng hành cùng Donald Trump từ 8 năm qua. Nếu như khẩu hiệu này đã trở thành một phần không thể tách rời hoạt động chính trị của nhà tỷ phú Mỹ, thì chính Ronald Reagan là người sử dụng câu « thần chú » này lần đầu tiên vào năm 1980. Dấu hiệu này cho thấy, nỗi tiếc nuối một thời huy hoàng của nước Mỹ đã có từ 40 năm trước.

Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 1980, Ronald Reagan đã dùng đến một khẩu hiệu tương tự « Let’s make America Great again ». Động từ « Make » ở đây nên diễn giải theo nghĩa nào : « Chúng ta hãy làm » hay là « Hãy trả lại » cho nước Mỹ sự vĩ đại, vẫn còn là điều tranh cãi, theo chuyên gia về nước Mỹ, nhà báo Alexandre Mendel trên tạp chí Conflit.

Ba mươi năm huy hoàng

Một điều chắc chắn là, ngay từ thời điểm đó, nước Mỹ đã tiếc nuối một thời hoàng kim. Nhưng thời nào mới được ? Hoa Kỳ đã trải qua nhiều giai đoạn huy hoàng trong lịch sử kể từ đầu kỷ nguyên công nghiệp nhưng không một thời kỳ nào để lại dấu ấn có thể sánh bằng thời kỳ hậu chiến tranh thế giới.

Nỗi hoài niệm này phảng phất trong nhiều ca khúc Mỹ nổi tiếng. Bruce Springsteen trong album bán chạy nhất « Born in the USA » phát hành năm 1984, đã quay trở về với Những ngày huy hoàng « Glory Days » thời thơ ấu. Đối với The Boss, biệt danh của Bruce Springsteen, sinh năm 1949, không lâu sau khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, đó cũng là « Những ngày hạnh phúc – Happy Days » (1974 -1984) như tựa đề một bộ phim truyền hình nhiều tập cùng thời kỳ, nhớ về Ba mươi năm huy hoàng của nước Mỹ.

Đây là quãng thời gian kinh tế Mỹ sau chiến tranh đã đạt đến đỉnh cao nhờ động lực của nền công nghiệp quân sự, cũng như là thế mạnh thương mại và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Mỹ. Hàng hóa sản xuất tại Mỹ như quần jean, kẹo cao su, nước uống Coca-cola, bắt đầu chinh phục thế giới.

Trả lời trang Conflit (ngày 08/02/2020), nhà báo song tịch Pháp – Mỹ, Gérald Olivier, từng khẳng định khẩu hiệu « Make America Great Again » của Donald Trump chẳng khác gì một nỗi hoài niệm sâu sắc về một nước Mỹ thịnh vượng và hùng cường đã qua.

« Donald Trump sinh năm 1946, bước sang tuổi 20 vào năm 1966 và do vậy, đã trải qua tuổi thanh xuân trong một thời kỳ mà nước Mỹ rất thịnh vượng. Đó là thời đại của Elvis Presley, thời kỳ dòng nhạc rock’n’roll, đánh dấu sự giải phóng của tuổi trẻ sôi nổi, tràn đầy năng lượng, những người mong muốn và có thể tận hưởng cuộc sống.

Vào thời kỳ đó, bạn vào đại học năm 18 tuổi, ra trường lúc 22 tuổi, rồi một công ty thuê bạn mà không cần gởi sơ yếu lý lịch, bạn có được một mức lương cho phép mua được một căn nhà sau 6 tháng. Chẳng phải lo lắng cho tương lai bởi vì tiền bạc không phải là một vấn đề. Vào cuối những năm 1960, chúng ta bước vào giai đoạn dư thừa sản xuất và khủng hoảng văn hóa.

Donald Trump đã chứng kiến tầm ảnh hưởng và sự phong phú của nước Mỹ, và Hoa Kỳ từng là một quốc gia có khả năng áp đặt luật lệ của mình. Hãy nhìn vào cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, ở đó, các cường quốc thuộc địa cũ là Pháp và Anh đã có ý định chiếm giữ kênh đào Suez. Nhưng tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã chấm dứt điều đó. »

« The day the music died »

Bài hát Old Time Of Rock’n’Roll của Bob Seger năm 1978 có lẽ đã phảng phất chút nuối tiếc về một thời kỳ huy hoàng đó, chí ít là trong âm nhạc. Trong ca từ, Bob Seger cho rằng âm nhạc thời đó đã đánh mất linh hồn so với nền âm nhạc của những người tiên phong trong những năm 1950, 1960.

Tuy nhiên, biểu tượng thật sự cho sự thay đổi thời đại là bi kịch tai nạn máy bay, cướp đi sinh mạng của ca sĩ Buddy Holly tháng 2/1959 sau một buổi trình diễn tại Clear Lake, bang Iowa. Đối với Don McLean, cái chết của một trong số những thần tượng âm nhạc của ông lúc thuở niên thiếu chẳng khác gì « The day the music died », tạm dịch là « Ngày mà âm nhạc đã chết ».

« The day the music died », câu hát nổi tiếng này nằm trong ca khúc American Pie, một kiệt tác âm nhạc của Don McLean năm 1971 có thể được xem như là một bức tranh âm nhạc về một nước Mỹ não nùng, một hồi ký về một giấc mơ tan vỡ.

Theo Julien Grosset, đồng tác giả tập sách « Rock'n'road trip : Les Etats-Unis en 1000 chansons de l'Alabama au Wyoming », Don McLean tóm tắt thành công trong vòng 8 phút những sự kiện quan trọng ở đất nước, từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1970, từ sự lạc quan thoải mái của thời kỳ hậu chiến cho đến những phong trào xã hội vào cuối những năm 1960.

Trong chương trình « Chiến dịch bầu cử Mỹ 2024 qua âm nhạc », đài RFI, Julien Grosset giải thích :

« Đối với người thanh niên Don McLean, đó là một thế giới đang sụp đổ. Hồi kết cho một thời đại: Thời đại Glory Days của Bruce Springsteen, thời đại Happy Days của Richie và Fonzie, thời đại Old Time Of Rock’n’Roll của Bob Seger. Với cái chết của Buddy Holly, biểu tượng cho chiếc cầu nối giữa rock’n’roll và nhạc pop sắp đến, một nước Mỹ nào đó, da trắng và truyền thống, đã khép lại một cách biểu tượng một thập niên mà ở đó nước Mỹ đã từng là "vĩ đại", trước khi chuyển qua thời kỳ phản văn hóa, các cuộc ám sát chính trị, các cuộc bạo động sắc tộc và sự trở lại của chiến tranh mà ở đây là Việt Nam trong những năm 1960 ».

Tháng 9/2024, phim tiểu sử « Reagan » đã ra mắt khán giả Mỹ. Bất chấp nhiều chỉ trích từ giới phê bình, bộ phim tiểu sử của đạo diễn Sean McNamara ngay từ week-end đầu tiên đã thu về 10 triệu đô la. Theo nhà nghiên cứu về Mỹ, Alexandre Mendel, thành công ngoài sự mong đợi của bộ phim, một lần nữa, minh chứng nỗi hoài niệm về một nước Mỹ đã biến mất. Niềm nhung nhớ về sự vĩ đại của nước Mỹ mạnh mẽ đến nỗi đảng Cộng Hòa cũng tổ chức các buổi chiếu phim cho các thành viên của mình. Cứ như là chính bản thân đảng cũng đang hoài niệm !

  continue reading

26 حلقات

Artwork
iconمشاركة
 
Manage episode 448125441 series 1461624
المحتوى المقدم من France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. يتم تحميل جميع محتويات البودكاست بما في ذلك الحلقات والرسومات وأوصاف البودكاست وتقديمها مباشرة بواسطة France Médias Monde and RFI Tiếng Việt أو شريك منصة البودكاست الخاص بهم. إذا كنت تعتقد أن شخصًا ما يستخدم عملك المحمي بحقوق الطبع والنشر دون إذنك، فيمكنك اتباع العملية الموضحة هنا https://ar.player.fm/legal.

Khẩu hiệu vận động tranh cử « Make America Great Again » - « Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại », đã đồng hành cùng Donald Trump từ 8 năm qua. Nếu như khẩu hiệu này đã trở thành một phần không thể tách rời hoạt động chính trị của nhà tỷ phú Mỹ, thì chính Ronald Reagan là người sử dụng câu « thần chú » này lần đầu tiên vào năm 1980. Dấu hiệu này cho thấy, nỗi tiếc nuối một thời huy hoàng của nước Mỹ đã có từ 40 năm trước.

Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 1980, Ronald Reagan đã dùng đến một khẩu hiệu tương tự « Let’s make America Great again ». Động từ « Make » ở đây nên diễn giải theo nghĩa nào : « Chúng ta hãy làm » hay là « Hãy trả lại » cho nước Mỹ sự vĩ đại, vẫn còn là điều tranh cãi, theo chuyên gia về nước Mỹ, nhà báo Alexandre Mendel trên tạp chí Conflit.

Ba mươi năm huy hoàng

Một điều chắc chắn là, ngay từ thời điểm đó, nước Mỹ đã tiếc nuối một thời hoàng kim. Nhưng thời nào mới được ? Hoa Kỳ đã trải qua nhiều giai đoạn huy hoàng trong lịch sử kể từ đầu kỷ nguyên công nghiệp nhưng không một thời kỳ nào để lại dấu ấn có thể sánh bằng thời kỳ hậu chiến tranh thế giới.

Nỗi hoài niệm này phảng phất trong nhiều ca khúc Mỹ nổi tiếng. Bruce Springsteen trong album bán chạy nhất « Born in the USA » phát hành năm 1984, đã quay trở về với Những ngày huy hoàng « Glory Days » thời thơ ấu. Đối với The Boss, biệt danh của Bruce Springsteen, sinh năm 1949, không lâu sau khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, đó cũng là « Những ngày hạnh phúc – Happy Days » (1974 -1984) như tựa đề một bộ phim truyền hình nhiều tập cùng thời kỳ, nhớ về Ba mươi năm huy hoàng của nước Mỹ.

Đây là quãng thời gian kinh tế Mỹ sau chiến tranh đã đạt đến đỉnh cao nhờ động lực của nền công nghiệp quân sự, cũng như là thế mạnh thương mại và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Mỹ. Hàng hóa sản xuất tại Mỹ như quần jean, kẹo cao su, nước uống Coca-cola, bắt đầu chinh phục thế giới.

Trả lời trang Conflit (ngày 08/02/2020), nhà báo song tịch Pháp – Mỹ, Gérald Olivier, từng khẳng định khẩu hiệu « Make America Great Again » của Donald Trump chẳng khác gì một nỗi hoài niệm sâu sắc về một nước Mỹ thịnh vượng và hùng cường đã qua.

« Donald Trump sinh năm 1946, bước sang tuổi 20 vào năm 1966 và do vậy, đã trải qua tuổi thanh xuân trong một thời kỳ mà nước Mỹ rất thịnh vượng. Đó là thời đại của Elvis Presley, thời kỳ dòng nhạc rock’n’roll, đánh dấu sự giải phóng của tuổi trẻ sôi nổi, tràn đầy năng lượng, những người mong muốn và có thể tận hưởng cuộc sống.

Vào thời kỳ đó, bạn vào đại học năm 18 tuổi, ra trường lúc 22 tuổi, rồi một công ty thuê bạn mà không cần gởi sơ yếu lý lịch, bạn có được một mức lương cho phép mua được một căn nhà sau 6 tháng. Chẳng phải lo lắng cho tương lai bởi vì tiền bạc không phải là một vấn đề. Vào cuối những năm 1960, chúng ta bước vào giai đoạn dư thừa sản xuất và khủng hoảng văn hóa.

Donald Trump đã chứng kiến tầm ảnh hưởng và sự phong phú của nước Mỹ, và Hoa Kỳ từng là một quốc gia có khả năng áp đặt luật lệ của mình. Hãy nhìn vào cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, ở đó, các cường quốc thuộc địa cũ là Pháp và Anh đã có ý định chiếm giữ kênh đào Suez. Nhưng tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã chấm dứt điều đó. »

« The day the music died »

Bài hát Old Time Of Rock’n’Roll của Bob Seger năm 1978 có lẽ đã phảng phất chút nuối tiếc về một thời kỳ huy hoàng đó, chí ít là trong âm nhạc. Trong ca từ, Bob Seger cho rằng âm nhạc thời đó đã đánh mất linh hồn so với nền âm nhạc của những người tiên phong trong những năm 1950, 1960.

Tuy nhiên, biểu tượng thật sự cho sự thay đổi thời đại là bi kịch tai nạn máy bay, cướp đi sinh mạng của ca sĩ Buddy Holly tháng 2/1959 sau một buổi trình diễn tại Clear Lake, bang Iowa. Đối với Don McLean, cái chết của một trong số những thần tượng âm nhạc của ông lúc thuở niên thiếu chẳng khác gì « The day the music died », tạm dịch là « Ngày mà âm nhạc đã chết ».

« The day the music died », câu hát nổi tiếng này nằm trong ca khúc American Pie, một kiệt tác âm nhạc của Don McLean năm 1971 có thể được xem như là một bức tranh âm nhạc về một nước Mỹ não nùng, một hồi ký về một giấc mơ tan vỡ.

Theo Julien Grosset, đồng tác giả tập sách « Rock'n'road trip : Les Etats-Unis en 1000 chansons de l'Alabama au Wyoming », Don McLean tóm tắt thành công trong vòng 8 phút những sự kiện quan trọng ở đất nước, từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1970, từ sự lạc quan thoải mái của thời kỳ hậu chiến cho đến những phong trào xã hội vào cuối những năm 1960.

Trong chương trình « Chiến dịch bầu cử Mỹ 2024 qua âm nhạc », đài RFI, Julien Grosset giải thích :

« Đối với người thanh niên Don McLean, đó là một thế giới đang sụp đổ. Hồi kết cho một thời đại: Thời đại Glory Days của Bruce Springsteen, thời đại Happy Days của Richie và Fonzie, thời đại Old Time Of Rock’n’Roll của Bob Seger. Với cái chết của Buddy Holly, biểu tượng cho chiếc cầu nối giữa rock’n’roll và nhạc pop sắp đến, một nước Mỹ nào đó, da trắng và truyền thống, đã khép lại một cách biểu tượng một thập niên mà ở đó nước Mỹ đã từng là "vĩ đại", trước khi chuyển qua thời kỳ phản văn hóa, các cuộc ám sát chính trị, các cuộc bạo động sắc tộc và sự trở lại của chiến tranh mà ở đây là Việt Nam trong những năm 1960 ».

Tháng 9/2024, phim tiểu sử « Reagan » đã ra mắt khán giả Mỹ. Bất chấp nhiều chỉ trích từ giới phê bình, bộ phim tiểu sử của đạo diễn Sean McNamara ngay từ week-end đầu tiên đã thu về 10 triệu đô la. Theo nhà nghiên cứu về Mỹ, Alexandre Mendel, thành công ngoài sự mong đợi của bộ phim, một lần nữa, minh chứng nỗi hoài niệm về một nước Mỹ đã biến mất. Niềm nhung nhớ về sự vĩ đại của nước Mỹ mạnh mẽ đến nỗi đảng Cộng Hòa cũng tổ chức các buổi chiếu phim cho các thành viên của mình. Cứ như là chính bản thân đảng cũng đang hoài niệm !

  continue reading

26 حلقات

كل الحلقات

×
 
Loading …

مرحبًا بك في مشغل أف ام!

يقوم برنامج مشغل أف أم بمسح الويب للحصول على بودكاست عالية الجودة لتستمتع بها الآن. إنه أفضل تطبيق بودكاست ويعمل على أجهزة اندرويد والأيفون والويب. قم بالتسجيل لمزامنة الاشتراكات عبر الأجهزة.

 

دليل مرجعي سريع

استمع إلى هذا العرض أثناء الاستكشاف
تشغيل