Hien tuong chảy mau chat xam NLXH
Manage episode 458317637 series 3508557
Cùng tham khảo nội dung Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có kỹ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội nhé.
----
Tiến sĩ triều Lê - Thân Nhân Trung đã từng nói rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.” Câu nói ấy đến tận bây giờ vẫn còn giá trị nguyên vẹn khi mà thế giới đang chuyển sang một giai đoạn phát triển và thay đổi mới - xu thế hội nhập và toàn cầu hóa 4.0. Các nước trên toàn cầu đang trong guồng quay chạy đua phát triển quốc gia về các mặt quan trọng như kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ... Một trong những yếu tố góp phần làm nên ảnh hưởng chính là những nhân tài, trí thức giỏi của một đất nước. Thế nhưng, vì những lý do đáng lo ngại mà vấn nạn “chảy máu chất xám” mang tính toàn cầu cao vẫn luôn là nỗi trăn trở của các chính phủ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Trước hết, ta cần hiểu hiện tượng “chảy máu chất xám” là gì? Đó là hiện tượng chỉ sự di cư quy mô lớn của một nguồn nhân lực có trí thức từ nước nhà sang nơi xứ người. Người ta coi đó là sự thất thoát tài nguyên nhân lực quan trọng của một đất nước, nhất là với những người thuộc tầng lớp trí thức cao - “hiền tài” của quốc gia.
Hiện tượng này thường bắt nguồn từ những điều kiện môi trường làm việc và học tập không ổn định, điều kiện kinh tế bất ổn, nguồn thu nhập không tương xứng với năng lực, công sức mà họ bỏ ra. Điều đó khiến những người tài giỏi không thể cân bằng được yếu tố “cung-cầu” trong cuộc sống và công việc. Chính sách đối đãi với nhân tài chưa tốt cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Ngoài ra, mục đích chính của những người lựa chọn rời bỏ đất nước là tìm kiếm nguồn thu nhập xứng đáng với công sức bỏ ra, một môi trường làm việc phù hợp, và điều kiện nghiên cứu, sáng tạo thuận lợi. Khi đứng trước tình thế nước nhà thiếu ổn định và các chính sách hấp dẫn từ nước ngoài, họ sẵn sàng đi theo đất nước mới để làm việc với những người tài giỏi, học hỏi thêm kinh nghiệm và phát triển bản thân.
Vấn nạn “chảy máu chất xám” gây ra nhiều tổn thất nặng nề:
Mất nguồn nhân lực quan trọng: Những người trí thức giỏi định cư và làm việc ở nước ngoài khiến đất nước mất đi nhân tài để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Tăng khoảng cách giàu-nghèo giữa các quốc gia: Các quốc gia tiếp nhận nhân tài sẽ được hưởng lợi từ những ý tưởng sáng tạo và đóng góp của họ, trong khi quê hương lại ngày càng nghèo nàn hơn.
Mất cơ hội phát triển lâu dài: Quốc gia mất đi những doanh nhân tiềm năng trong tương lai, làm giảm tốc độ đổi mới và phát triển.
Tuy nhiên, vẫn có một số lợi ích nhỏ: Khi làm việc ở nước ngoài, những người trí thức có thể gửi tiền về quê hương, góp phần kích thích kinh tế. Nếu họ quay trở lại nước nhà, họ sẽ mang theo kiến thức, kinh nghiệm mới để đóng góp cho sự phát triển.
Để hạn chế vấn nạn này, các quốc gia cần thực hiện các giải pháp sau:
Cải thiện chính sách tiền lương: Nhà nước cần tăng lương, cung cấp cơ hội thăng tiến để nhân tài có động lực cống hiến.
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp: Các doanh nghiệp cần cung cấp điều kiện làm việc thân thiện, lành mạnh và năng động.
Đầu tư vào giáo dục: Nhà nước nên khuyến khích, nâng cao chất lượng giáo dục để nuôi dưỡng thế hệ trí thức trẻ.
Nâng cao ý thức trách nhiệm: Mỗi công dân cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc phát triển đất nước.
“Chảy máu chất xám” là một vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Chúng ta cần nhìn nhận và xác định lại vấn đề để đưa ra các giải pháp hiệu quả, ngăn chặn tình trạng thất thoát trí thức, từ đó giữ gìn nguồn lực quý giá cho sự phát triển của đất nước.
Nguồn:
https://onthidgnl.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-hien-tuong-chay-mau-chat-xam/
180 حلقات