انتقل إلى وضع عدم الاتصال باستخدام تطبيق Player FM !
Thương mại Mỹ : Phương pháp mềm mỏng của Ấn Độ, kết quả không nhiều
Manage episode 467260099 series 130286
Đến Washington trong hai ngày 12-13/02/2025 với nhiều hứa hẹn về đầu tư và mua thêm hàng của Mỹ, thủ tướng Ấn Độ đã không hoàn toàn thuyết phục được tổng thống Mỹ trên vế kinh tế và thương mại. Nhà Trắng vẫn lên án New Delhi áp dụng chính sách bảo hộ « bất lợi » cho Hoa Kỳ. Nhưng thương mại và kinh tế chỉ là một phần trong mối tác song phương bên cạnh hai hồ sơ lớn khác là nhập cư và an ninh. Phân tích của chuyên gia Olivier Guillard, viện IEGA và trung tâm CRISIS24.
Thủ tướng Narendra Modi là lãnh đạo quốc tế thứ tư trên thế giới được tiếp tại Nhà Trắng kể từ khi tổng thống Donald Trump trở lại cầm quyền. Ấn Độ là một trong những mục tiêu đã liên tục bị ông Trump nhắm tới từ ngay trong nhiệm kỳ đầu. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều năm 2024 lên tới 119 tỷ đô la, thâm hụt của Mỹ với Ấn Độ là 45 tỷ đô la.
Những nhượng bộ của New Delhi
Sau cuộc trao đổi hôm 13/02/2025 Ấn Độ cam kết mua thêm dầu hỏa, khí đốt và nhất là khí hóa lỏng của Mỹ, mời Hoa Kỳ đồng chủ trì một hội nghị về năng lượng trong năm nay. New Delhi thông báo kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân dựa trên công nghệ của Mỹ, trang bị thêm vũ khí và thiết bị quân sự « tối tân » của Hoa Kỳ. Lãnh đạo hai nước đề ra tham vọng đến ngưỡng 2030 tổng trao đổi mậu dịch song phương phải đạt 500 tỷ đô la.
Trước khi lên đường sang Washington, thủ tướng Ấn Độ đã loan báo hạ thuế hải quan đánh vào xe máy Harley Davidson (đang từ 50 % xuống còn 30 %) và giảm thuế đánh rượu whisky của Mỹ. Tại Nhà Trắng, ông Modi đã tránh đề cập đến một số bất đồng với Mỹ như trên hồ sơ di dân, vốn là một chủ đề gây khó khăn cho ông với công luận trong nước.
Không ít nhà quan sát đề cao phương pháp ngoại giao uyển chuyển của Narendra Modi để tìm ra đồng thuận với chính quyền mới ở Washington nhất là khi Mỹ là « đối tác thương mại quan trọng nhất của quốc gia Nam Á này ».
Trả lời đài RFI tiếng Việt Olivier Guillard, Viện Nghiên Cứu Địa Chính Trị Ứng Dụng IEGA và giám đốc thông tin cơ quan tư vấn CRISIS24 Olivier Guillard giải thích về chiến thuật ngoại giao của lãnh đạo Ấn Độ để tiếp cận với tổng thống Trump :
«Thủ tướng Modi đáp ứng một số đòi hỏi của ông Trump, đặc biệt là đồng ý thu hẹp thâm thủng mậu dịch của Mỹ, đồng ý rà soát lại các hàng rào quan thuế từ phía Ấn Độ mà hiện tại bị Washington cho là có lợi cho New Delhi. Ông Narendra Modi trấn an nguyên thủ Mỹ rằng Ấn Độ sẽ nhập khẩu nhiều hơn hàng của Mỹ, chủ yếu là năng lượng, đồng thời giảm thuế hải quan cho hàng Mỹ. Tại thủ đô Washington tuần trước ông Modi nhấn mạnh đến mục tiêu tiếp tục trang bị vũ khí tối tân của Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên hồ sơ di dân là một cái gai trong đối thoại song phương : gần đây Hoa Kỳ trục xuất từ 100 đến 200 công dân Ấn Độ về nước. Công luận Ấn Độ rất bất mãn và hồ sơ này đặt thủ tướng Modi trong thế khó xử. Dù vậy ông tuyên bố ý định giải quyết hồ sơ này một cách êm thắm, không gây thiệt hại cho cả hai phía ».
Chính sách di dân của Trump đẩy Modi vào thế khó
Dường như thái độ khiêm tốn của thủ tướng Modi trên hồ sơ di dân không đủ sức thuyết phục. Hai ngày sau khi thủ tướng Ấn Độ kết thúc vòng công du Hoa Kỳ, hôm 15/02/2025 Nhà Trắng trục xuất thêm hơn 200 công dân Ấn Độ nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Đây là đợt trục xuất thứ nhì trong vòng 10 ngày. Những người trở về bị còng tay và bị xiềng vào nhau như những tội phạm. Hình ảnh đó đã khiến công luận Ấn Độ bất bình.
Mỗi năm có thêm khoảng 725.000 người lao động trái phép gốc Ấn Độ sang Hoa Kỳ định cư và Ấn Độ bị xếp hạng ba trong số các nước có nhiều công dân nhập cảnh bất hợp vào Mỹ.
Cùng lúc, cứ trên 100 chuyên viên ngoại quốc có tay nghề cao được tuyển dụng vào Mỹ làm việc với hộ chiếu H-1B, 75 % là các công dân Ấn Độ và phần lớn làm việc trong các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ. Lực lượng nhân công có chuyên môn cao này vừa giảm bớt áp lực về kinh tế và xã hội cho chính quyền ở New Delhi, vừa là một nguồn thu về ngoại tệ quan trọng đối với Ấn Độ.
Đầu tư, ngoại thương và năng lượng
Nhưng mọi chú ý đã tập trung vào những thất bại của thủ tướng Modi trong đối thoại với tổng thống Trump về kinh tế và thương mại.
Một phần ba thời gian trong bài phái biểu trong cuộc họp chung với thủ tướng Narendra Modi tại Nhà Trắng hôm 13/02/2025, tổng thống Donald Trump dành để công kích chính sách bảo hộ của Ấn Độ.
Mặc dù thâm hụt của Mỹ với quốc gia Nam Á này năm ngoái lên tới gần 45 tỷ đô la, ông Trump chẳng ngần ngại nói tới một mức thâm hụt « gần 100 tỷ đô la » bất lợi cho Hoa Kỳ. Cũng trong cuộc họp báo chung ấy, chủ nhân Nhà Trắng công bố từ đầu tháng 4/2025 Washington sẽ áp « thuế đối ứng » với tất cả các quốc gia nào trên thế giới có hàng rào quan thuế bất lợi cho kinh tế Mỹ. Trước ống kính truyền hình, tổng thống Trump vừa phô trương thành tích :
« Thủ tướng Modi thông báo giảm thuế hải quan bất công và quá cao, giới hạn hàng của Mỹ trên thị trường Ấn Độ (…) muốn thay thế các nguồn dầu khí của Nga bằng của Mỹ », vừa khẳng định « Ấn Độ là một trong những quốc gia áp thuế hải quan cao nhất thế giới » gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và báo trước « vỏ quýt dầy, móng tay nhọn ».
Thủ tướng Modi vẫn chưa rời khỏi thủ đô Washington, cùng ngày 13/02/2025 trả lời một nhà báo, ông Trump đòi đánh thuế 100 % vào khối các nền kinh tế đang trỗi dậy BRICS mà Ấn Độ là một thành viên sáng lập, nếu như khối này dám tách rời khỏi đồng đô la Mỹ.
Trên hồ sơ năng lượng Donald Trump tuyên bố « Ấn Độ muốn Hoa Kỳ trở thành nguồn cung cấp chính về dầu hỏa và khí đốt ». Trên thực tế, đến nay Nga và các nước trong khối xuất khẩu dầu hỏa OPEC mới là nguồn bảo đảm đến 87 % nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho quốc gia Nam Á này.
Tháp tùng thủ tướng Modi, ngoại trưởng Ấn Độ cho biết « trong ngắn hạn kim ngạch xuất khẩu dầu khí của Hoa Kỳ sang Ấn Độ sẽ được nâng lên tới 25 tỷ đô la một năm thay vì 15 tỷ như hiện tại ».
Về năng lượng hạt nhân thì New Delhi sẵn sàng nới lỏng một số các quy định về an toàn hạt nhân, mở đường cho việc phát triển ngành công nghiệp này. Lập tức tổng thống Trump đã thấy viễn cảnh « thu về hàng chục tỷ đô la cho nền công nghiệp hạt nhân Hoa Kỳ »
An ninh, quốc phòng
Chính quyền Trump cũng đã gây áp lực khi khẳng định rằng « Ngay từ năm nay, chúng tôi sẽ bán thêm hàng tỷ đô la vũ khí cho Ấn Độ và đang xem xét khả năng bán chiến đấu cơ F-35 » cho New Delhi. Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri lưu ý, « hiện tại đây chỉ mới là một đề xuất » từ phía Washington.
Trong một nghiên cứu gần đây Viện Brookings của Mỹ đã nhắc lại, về các thiết bị quân sự, Ấn Độ « lệ thuộc đến 65 % vào vũ khí của Nga, cho dù là từ năm 2000, New Delhi đã bắt đầu đa dạng hóa các nguồn cung cấp » mà điển hình là mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Ngoài ra, nếu như New Delhi là thành viên của nhóm Bộ Tứ QUAD (Ấn Độ -Mỹ-Nhật và Úc) thì New Delhi cũng là một trong số những bên tham gia tổ chức an ninh chung Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO) mà ở đó Nga và Trung Quốc là hai cột trụ.
Dù rằng ít được tổng thống Trump ồn ào nhắc đến trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Modi tại Nhà Trắng tuần trước, nhưng có nhiều dấu hiệu là hồ sơ về an ninh và địa chính trị mới là những mối liên kết thực sự gắn liền Washington với New Delhi. Chuyên gia Olivier Guillard viện IEGA và cơ quan tư vấn CRISIS24 phân tích :
« Washington và New Delhi cùng trông thấy một lợi ích chiến lược hiển nhiên từ việc xích lại gần nhau trong thế giới đa cực với nhiều chuyển biến ở cấp khu vực, với nhiều dư âm như hiện tại. Về mặt kinh tế Mỹ và Ấn Độ từ lâu nay đã đẩy mạnh hợp tác. Về mặt chính trị thì đây là hai nền dân chủ lớn - cho đến hiện tại, tính theo số cử tri. Hai quốc gia này không có những hiềm khích hay những mối căng thẳng lớn : đấy đã là những điểm tạo thuận lơi để nền kinh tế số 1 và số 5 toàn cầu giao lưu.
Nhìn từ khía cạnh địa chính trị, mối bang giao cũng đã được phát triển từ khi New Delhi muốn được công nhận là một cường quốc của thế giới chứ không chỉ là một nước lớn trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Ấn Độ cần có một điểm tựa về mặt ngoại giao. Hoa Kỳ đương nhiên là một yếu tố then chốt trong tính toàn này. Hơn nữa cả Ấn Độ lẫn Mỹ đều có một đối thủ chung đó là Trung Quốc. Cho dù bang giao giữa New Delhi với Bắc Kinh có phần được cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng về cơ bản Ấn Độ thừa biết là trong thế yếu so với Trung Quốc. Ở góc đài bên kia, từ Nhà Trắng đến bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng Mỹ đều xem Trung Quốc là một đối tác thương mại không thể thiếu, nhưng lại là một địch thủ về mặt chiến lược tại châu Á và Châu Á Thái Bình Dương, hiểu theo nghĩa rộng và theo nhiều cấp. Do vậy trao phó cho Ấn Độ một số trách nhiệm về mặt an ninh, chiến lược và nhất là để theo dõi Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương hay Đông Á nằm trong chính sách của Mỹ kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan. Washington không muốn để Trung Quốc và Nga tự do tung hoành trong khu vực này » .
Hoài nghi về đồng minh Mỹ
Nhìn từ phía New Delhi, nhà nghiên cứu Pháp về Nam Á Olivier Guillard ghi nhận qua những cuộc trao đổi ông đã có với các chuyên gia tại New Delhi thì Ấn Độ đang thực sự lo ngại về sự thay đổi trong đường lối đối ngoại của tân chính quyền Mỹ :
« Tầm nhìn của Ấn Độ khá gần gũi với quan điểm của Seoul, Tokyo hay Đài Bắc : Liệu rằng ngày mai, Hoa Kỳ có còn là đồng minh của họ nữa hay không ? Sự hoài nghi này lại càng lớn kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. New Delhi tự hỏi họ có thể trông cậy vào vũ khí của Mỹ nếu chẳng may lại xảy ra xung đột với Trung Quốc hay không ? Ngành ngoại giao Ấn Độ đang trong thế hết sức lo lắng. Đương nhiên không ai để lộ rõ điều này. Ấn Độ đang trong thế bất an trước mối đối tác và những phản ứng khó lường trong quan hệ với Mỹ. Điều này được cảm nhật rất rõ trong hàng ngũ các chuyên gia về chiến lược và ở bên trong hậu trường sân khấu chính trị tại New Delhi ».
Châu Âu để làm đối trọng với Mỹ ?
Trong bối cảnh này, Paris đã là chặng dừng trước khi thủ tướng Narendra Modi đến Washington hội kiến tổng thống Mỹ Donald Trump. Olivier Guillard nhận định :
« Cần nhớ rằng về bang giao quốc tế, Ấn Độ luôn từ chối nguyên tắc một thế giới lưỡng cực. Matxcơva là một đối tác lâu đời của New Delhi. Cũng chính nguyên tắc vì một mô hình đa cực đó mà Ấn Độ đã đẩy mạnh quan hệ và chia sẻ một số giá trị với nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản hay Úc.
Riêng với châu Âu từ khi giành được độc lập, Ấn Độ luôn có thiện cảm với châu lục này. Hơn nữa New Delhi đánh giá cao nhiều thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu. Pháp và Đức chẳng hạn được xem là những đối tác đáng tin cậy. Việc thủ tướng Modi công du nước Pháp trước khi sang Hoa Kỳ hội kiến tổng thống Trump cũng là một thông điệp mà New Delhi gián tiếp nhắm gửi tới Washington (…)
Ấn Độ hiện nay là nước đông dân nhất địa cầu, với một tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Đây là một quốc gia đầy tiềm năng , là nơi có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ hàng không đến công nghiệp, vận tải … Bấy nhiêu cũng đủ để Ấn Độ trở thành một đối tác mà các nước châu Âu cần phải lôi kéo về phía mình, cần phải mở rộng quan hệ hữu hảo để tiếp cận thị trường quốc gia Nam Á này. Hơn nữa Ấn Độ là một trong những quốc gia châu Á hiếm hoi có một sự ổn định chính trị lâu bền , chia sẻ những giá trị về dân chủ với châu Âu ».
Sau thủ tướng Nhật Bản, Shigeru Ishiba, ông Narendra Modi là nhà lãnh đạo châu Á thứ nhì tổng thống Trump tiếp tại Nhà Trăng trong ba tuần đầu trở lại cầm quyền. Theo giới quan sát đây là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ vẫn trên tuyến đầu trong chiến lược của Mỹ kềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á. Dù vậy Donald Trump có thói quen bắt nạt đối phương và thích phô trương với công luận Mỹ về những « thắng lợi » to lớn của ông vì một nước Mỹ hùng mạnh, bất chấp thực tế có thực có ra sao đi chăng nữa.
60 حلقات
Manage episode 467260099 series 130286
Đến Washington trong hai ngày 12-13/02/2025 với nhiều hứa hẹn về đầu tư và mua thêm hàng của Mỹ, thủ tướng Ấn Độ đã không hoàn toàn thuyết phục được tổng thống Mỹ trên vế kinh tế và thương mại. Nhà Trắng vẫn lên án New Delhi áp dụng chính sách bảo hộ « bất lợi » cho Hoa Kỳ. Nhưng thương mại và kinh tế chỉ là một phần trong mối tác song phương bên cạnh hai hồ sơ lớn khác là nhập cư và an ninh. Phân tích của chuyên gia Olivier Guillard, viện IEGA và trung tâm CRISIS24.
Thủ tướng Narendra Modi là lãnh đạo quốc tế thứ tư trên thế giới được tiếp tại Nhà Trắng kể từ khi tổng thống Donald Trump trở lại cầm quyền. Ấn Độ là một trong những mục tiêu đã liên tục bị ông Trump nhắm tới từ ngay trong nhiệm kỳ đầu. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều năm 2024 lên tới 119 tỷ đô la, thâm hụt của Mỹ với Ấn Độ là 45 tỷ đô la.
Những nhượng bộ của New Delhi
Sau cuộc trao đổi hôm 13/02/2025 Ấn Độ cam kết mua thêm dầu hỏa, khí đốt và nhất là khí hóa lỏng của Mỹ, mời Hoa Kỳ đồng chủ trì một hội nghị về năng lượng trong năm nay. New Delhi thông báo kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân dựa trên công nghệ của Mỹ, trang bị thêm vũ khí và thiết bị quân sự « tối tân » của Hoa Kỳ. Lãnh đạo hai nước đề ra tham vọng đến ngưỡng 2030 tổng trao đổi mậu dịch song phương phải đạt 500 tỷ đô la.
Trước khi lên đường sang Washington, thủ tướng Ấn Độ đã loan báo hạ thuế hải quan đánh vào xe máy Harley Davidson (đang từ 50 % xuống còn 30 %) và giảm thuế đánh rượu whisky của Mỹ. Tại Nhà Trắng, ông Modi đã tránh đề cập đến một số bất đồng với Mỹ như trên hồ sơ di dân, vốn là một chủ đề gây khó khăn cho ông với công luận trong nước.
Không ít nhà quan sát đề cao phương pháp ngoại giao uyển chuyển của Narendra Modi để tìm ra đồng thuận với chính quyền mới ở Washington nhất là khi Mỹ là « đối tác thương mại quan trọng nhất của quốc gia Nam Á này ».
Trả lời đài RFI tiếng Việt Olivier Guillard, Viện Nghiên Cứu Địa Chính Trị Ứng Dụng IEGA và giám đốc thông tin cơ quan tư vấn CRISIS24 Olivier Guillard giải thích về chiến thuật ngoại giao của lãnh đạo Ấn Độ để tiếp cận với tổng thống Trump :
«Thủ tướng Modi đáp ứng một số đòi hỏi của ông Trump, đặc biệt là đồng ý thu hẹp thâm thủng mậu dịch của Mỹ, đồng ý rà soát lại các hàng rào quan thuế từ phía Ấn Độ mà hiện tại bị Washington cho là có lợi cho New Delhi. Ông Narendra Modi trấn an nguyên thủ Mỹ rằng Ấn Độ sẽ nhập khẩu nhiều hơn hàng của Mỹ, chủ yếu là năng lượng, đồng thời giảm thuế hải quan cho hàng Mỹ. Tại thủ đô Washington tuần trước ông Modi nhấn mạnh đến mục tiêu tiếp tục trang bị vũ khí tối tân của Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên hồ sơ di dân là một cái gai trong đối thoại song phương : gần đây Hoa Kỳ trục xuất từ 100 đến 200 công dân Ấn Độ về nước. Công luận Ấn Độ rất bất mãn và hồ sơ này đặt thủ tướng Modi trong thế khó xử. Dù vậy ông tuyên bố ý định giải quyết hồ sơ này một cách êm thắm, không gây thiệt hại cho cả hai phía ».
Chính sách di dân của Trump đẩy Modi vào thế khó
Dường như thái độ khiêm tốn của thủ tướng Modi trên hồ sơ di dân không đủ sức thuyết phục. Hai ngày sau khi thủ tướng Ấn Độ kết thúc vòng công du Hoa Kỳ, hôm 15/02/2025 Nhà Trắng trục xuất thêm hơn 200 công dân Ấn Độ nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Đây là đợt trục xuất thứ nhì trong vòng 10 ngày. Những người trở về bị còng tay và bị xiềng vào nhau như những tội phạm. Hình ảnh đó đã khiến công luận Ấn Độ bất bình.
Mỗi năm có thêm khoảng 725.000 người lao động trái phép gốc Ấn Độ sang Hoa Kỳ định cư và Ấn Độ bị xếp hạng ba trong số các nước có nhiều công dân nhập cảnh bất hợp vào Mỹ.
Cùng lúc, cứ trên 100 chuyên viên ngoại quốc có tay nghề cao được tuyển dụng vào Mỹ làm việc với hộ chiếu H-1B, 75 % là các công dân Ấn Độ và phần lớn làm việc trong các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ. Lực lượng nhân công có chuyên môn cao này vừa giảm bớt áp lực về kinh tế và xã hội cho chính quyền ở New Delhi, vừa là một nguồn thu về ngoại tệ quan trọng đối với Ấn Độ.
Đầu tư, ngoại thương và năng lượng
Nhưng mọi chú ý đã tập trung vào những thất bại của thủ tướng Modi trong đối thoại với tổng thống Trump về kinh tế và thương mại.
Một phần ba thời gian trong bài phái biểu trong cuộc họp chung với thủ tướng Narendra Modi tại Nhà Trắng hôm 13/02/2025, tổng thống Donald Trump dành để công kích chính sách bảo hộ của Ấn Độ.
Mặc dù thâm hụt của Mỹ với quốc gia Nam Á này năm ngoái lên tới gần 45 tỷ đô la, ông Trump chẳng ngần ngại nói tới một mức thâm hụt « gần 100 tỷ đô la » bất lợi cho Hoa Kỳ. Cũng trong cuộc họp báo chung ấy, chủ nhân Nhà Trắng công bố từ đầu tháng 4/2025 Washington sẽ áp « thuế đối ứng » với tất cả các quốc gia nào trên thế giới có hàng rào quan thuế bất lợi cho kinh tế Mỹ. Trước ống kính truyền hình, tổng thống Trump vừa phô trương thành tích :
« Thủ tướng Modi thông báo giảm thuế hải quan bất công và quá cao, giới hạn hàng của Mỹ trên thị trường Ấn Độ (…) muốn thay thế các nguồn dầu khí của Nga bằng của Mỹ », vừa khẳng định « Ấn Độ là một trong những quốc gia áp thuế hải quan cao nhất thế giới » gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và báo trước « vỏ quýt dầy, móng tay nhọn ».
Thủ tướng Modi vẫn chưa rời khỏi thủ đô Washington, cùng ngày 13/02/2025 trả lời một nhà báo, ông Trump đòi đánh thuế 100 % vào khối các nền kinh tế đang trỗi dậy BRICS mà Ấn Độ là một thành viên sáng lập, nếu như khối này dám tách rời khỏi đồng đô la Mỹ.
Trên hồ sơ năng lượng Donald Trump tuyên bố « Ấn Độ muốn Hoa Kỳ trở thành nguồn cung cấp chính về dầu hỏa và khí đốt ». Trên thực tế, đến nay Nga và các nước trong khối xuất khẩu dầu hỏa OPEC mới là nguồn bảo đảm đến 87 % nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho quốc gia Nam Á này.
Tháp tùng thủ tướng Modi, ngoại trưởng Ấn Độ cho biết « trong ngắn hạn kim ngạch xuất khẩu dầu khí của Hoa Kỳ sang Ấn Độ sẽ được nâng lên tới 25 tỷ đô la một năm thay vì 15 tỷ như hiện tại ».
Về năng lượng hạt nhân thì New Delhi sẵn sàng nới lỏng một số các quy định về an toàn hạt nhân, mở đường cho việc phát triển ngành công nghiệp này. Lập tức tổng thống Trump đã thấy viễn cảnh « thu về hàng chục tỷ đô la cho nền công nghiệp hạt nhân Hoa Kỳ »
An ninh, quốc phòng
Chính quyền Trump cũng đã gây áp lực khi khẳng định rằng « Ngay từ năm nay, chúng tôi sẽ bán thêm hàng tỷ đô la vũ khí cho Ấn Độ và đang xem xét khả năng bán chiến đấu cơ F-35 » cho New Delhi. Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri lưu ý, « hiện tại đây chỉ mới là một đề xuất » từ phía Washington.
Trong một nghiên cứu gần đây Viện Brookings của Mỹ đã nhắc lại, về các thiết bị quân sự, Ấn Độ « lệ thuộc đến 65 % vào vũ khí của Nga, cho dù là từ năm 2000, New Delhi đã bắt đầu đa dạng hóa các nguồn cung cấp » mà điển hình là mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Ngoài ra, nếu như New Delhi là thành viên của nhóm Bộ Tứ QUAD (Ấn Độ -Mỹ-Nhật và Úc) thì New Delhi cũng là một trong số những bên tham gia tổ chức an ninh chung Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO) mà ở đó Nga và Trung Quốc là hai cột trụ.
Dù rằng ít được tổng thống Trump ồn ào nhắc đến trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Modi tại Nhà Trắng tuần trước, nhưng có nhiều dấu hiệu là hồ sơ về an ninh và địa chính trị mới là những mối liên kết thực sự gắn liền Washington với New Delhi. Chuyên gia Olivier Guillard viện IEGA và cơ quan tư vấn CRISIS24 phân tích :
« Washington và New Delhi cùng trông thấy một lợi ích chiến lược hiển nhiên từ việc xích lại gần nhau trong thế giới đa cực với nhiều chuyển biến ở cấp khu vực, với nhiều dư âm như hiện tại. Về mặt kinh tế Mỹ và Ấn Độ từ lâu nay đã đẩy mạnh hợp tác. Về mặt chính trị thì đây là hai nền dân chủ lớn - cho đến hiện tại, tính theo số cử tri. Hai quốc gia này không có những hiềm khích hay những mối căng thẳng lớn : đấy đã là những điểm tạo thuận lơi để nền kinh tế số 1 và số 5 toàn cầu giao lưu.
Nhìn từ khía cạnh địa chính trị, mối bang giao cũng đã được phát triển từ khi New Delhi muốn được công nhận là một cường quốc của thế giới chứ không chỉ là một nước lớn trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Ấn Độ cần có một điểm tựa về mặt ngoại giao. Hoa Kỳ đương nhiên là một yếu tố then chốt trong tính toàn này. Hơn nữa cả Ấn Độ lẫn Mỹ đều có một đối thủ chung đó là Trung Quốc. Cho dù bang giao giữa New Delhi với Bắc Kinh có phần được cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng về cơ bản Ấn Độ thừa biết là trong thế yếu so với Trung Quốc. Ở góc đài bên kia, từ Nhà Trắng đến bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng Mỹ đều xem Trung Quốc là một đối tác thương mại không thể thiếu, nhưng lại là một địch thủ về mặt chiến lược tại châu Á và Châu Á Thái Bình Dương, hiểu theo nghĩa rộng và theo nhiều cấp. Do vậy trao phó cho Ấn Độ một số trách nhiệm về mặt an ninh, chiến lược và nhất là để theo dõi Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương hay Đông Á nằm trong chính sách của Mỹ kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan. Washington không muốn để Trung Quốc và Nga tự do tung hoành trong khu vực này » .
Hoài nghi về đồng minh Mỹ
Nhìn từ phía New Delhi, nhà nghiên cứu Pháp về Nam Á Olivier Guillard ghi nhận qua những cuộc trao đổi ông đã có với các chuyên gia tại New Delhi thì Ấn Độ đang thực sự lo ngại về sự thay đổi trong đường lối đối ngoại của tân chính quyền Mỹ :
« Tầm nhìn của Ấn Độ khá gần gũi với quan điểm của Seoul, Tokyo hay Đài Bắc : Liệu rằng ngày mai, Hoa Kỳ có còn là đồng minh của họ nữa hay không ? Sự hoài nghi này lại càng lớn kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. New Delhi tự hỏi họ có thể trông cậy vào vũ khí của Mỹ nếu chẳng may lại xảy ra xung đột với Trung Quốc hay không ? Ngành ngoại giao Ấn Độ đang trong thế hết sức lo lắng. Đương nhiên không ai để lộ rõ điều này. Ấn Độ đang trong thế bất an trước mối đối tác và những phản ứng khó lường trong quan hệ với Mỹ. Điều này được cảm nhật rất rõ trong hàng ngũ các chuyên gia về chiến lược và ở bên trong hậu trường sân khấu chính trị tại New Delhi ».
Châu Âu để làm đối trọng với Mỹ ?
Trong bối cảnh này, Paris đã là chặng dừng trước khi thủ tướng Narendra Modi đến Washington hội kiến tổng thống Mỹ Donald Trump. Olivier Guillard nhận định :
« Cần nhớ rằng về bang giao quốc tế, Ấn Độ luôn từ chối nguyên tắc một thế giới lưỡng cực. Matxcơva là một đối tác lâu đời của New Delhi. Cũng chính nguyên tắc vì một mô hình đa cực đó mà Ấn Độ đã đẩy mạnh quan hệ và chia sẻ một số giá trị với nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản hay Úc.
Riêng với châu Âu từ khi giành được độc lập, Ấn Độ luôn có thiện cảm với châu lục này. Hơn nữa New Delhi đánh giá cao nhiều thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu. Pháp và Đức chẳng hạn được xem là những đối tác đáng tin cậy. Việc thủ tướng Modi công du nước Pháp trước khi sang Hoa Kỳ hội kiến tổng thống Trump cũng là một thông điệp mà New Delhi gián tiếp nhắm gửi tới Washington (…)
Ấn Độ hiện nay là nước đông dân nhất địa cầu, với một tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Đây là một quốc gia đầy tiềm năng , là nơi có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ hàng không đến công nghiệp, vận tải … Bấy nhiêu cũng đủ để Ấn Độ trở thành một đối tác mà các nước châu Âu cần phải lôi kéo về phía mình, cần phải mở rộng quan hệ hữu hảo để tiếp cận thị trường quốc gia Nam Á này. Hơn nữa Ấn Độ là một trong những quốc gia châu Á hiếm hoi có một sự ổn định chính trị lâu bền , chia sẻ những giá trị về dân chủ với châu Âu ».
Sau thủ tướng Nhật Bản, Shigeru Ishiba, ông Narendra Modi là nhà lãnh đạo châu Á thứ nhì tổng thống Trump tiếp tại Nhà Trăng trong ba tuần đầu trở lại cầm quyền. Theo giới quan sát đây là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ vẫn trên tuyến đầu trong chiến lược của Mỹ kềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á. Dù vậy Donald Trump có thói quen bắt nạt đối phương và thích phô trương với công luận Mỹ về những « thắng lợi » to lớn của ông vì một nước Mỹ hùng mạnh, bất chấp thực tế có thực có ra sao đi chăng nữa.
60 حلقات
كل الحلقات
×مرحبًا بك في مشغل أف ام!
يقوم برنامج مشغل أف أم بمسح الويب للحصول على بودكاست عالية الجودة لتستمتع بها الآن. إنه أفضل تطبيق بودكاست ويعمل على أجهزة اندرويد والأيفون والويب. قم بالتسجيل لمزامنة الاشتراكات عبر الأجهزة.